Chuyển nhượng QSD đất có nhà trên đất trước năm 2013 thì giải quyết thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #515572 21/03/2019

    Chuyển nhượng QSD đất có nhà trên đất trước năm 2013 thì giải quyết thế nào?

    Luật sư cho tôi hỏi,trường hợp của tôi là ông A mua của ông B một thửa đất trên đó có nhà 2 tầng và các đồ dùng sinh hoạt. Khi làm hợp đồng chuyển nhượng QSD đất công chứng năm 2012 (chưa đăng ký tại VP đăng ký QSD đất) thì không liệt kê nhà và đồ dùng sinh hoạt mà chỉ ghi là chuyển nhượng QSD đất thôi. Vậy các tài sản trên đất thì xử lý thế nào ạ.

     
    1940 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhhaivks vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #530342   04/10/2019

    Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội trả lời

    Thứ nhất: Về thời gian thực hiện đăng ký đất đai.

    Theo thông tin bạn cung cấp, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông A và ông B được thực hiện từ năm 2012. Do đó, các văn bản pháp luật được áp dụng là Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn. Hiện nay bạn vẫn chưa sang tên quyền sử dụng đất.Theo quy định tại Khoản 4 Điều 146 Nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật đất đai:

    “Điều 146. Hợp đồng về quyền sử dụng đất

    4. Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất được xác định theo thứ tự đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.”

    Căn cứ quy định trên, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Bạn đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa sang tên theo đúng quy định pháp luật. Do đó trường hợp của bạn đã quá thời hạn theo quy định và trường hợp này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai.

    Về mức phạt:  tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

    “2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các trường hợp biến động đất đai quy định tại các điểm a, b, h, i k và l khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai nhưng không thực hiện đăng ký biến động theo quy định”.

    Như vậy, Mức phạt trong trường hợp của bạn sẽ từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

    Thứ hai: Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sở hữu nhà

    Khi công chứng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở thì phải tuân thủ các điều kiện theo quy định của Luật Đất đai, Luật Nhà ở và văn bản hướng dẫn. Cụ thể:

    Luật Đất Đai 2013 tại Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

    1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

    a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

    b) Đất không có tranh chấp;

    c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

    d) Trong thời hạn sử dụng đất.

    Luật Nhà ở 2014 tại Điều 118. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch

    1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:

    a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

    b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;

    c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

    Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

    Như vậy, khi ông A yêu cầu công chứng thì công chứng viên căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Phần nhà ở nếu chưa đăng ký quyền sở hữu nên không làm được thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà ở. Trường hợp bạn đưa ra nếu chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở thì các tài sản trên đất vẫn thuộc quyền sở hữu của ông B. Ông B có thể thực hiện theo các cách sau:

     Cách 1: Thương lượng, thỏa thuận với người mua về việc mua bán ngôi nhà đó. Theo đó, bên mua có thể sẽ thanh toán một số tiền hợp lý theo hai bên thỏa thuận để mua lại ngôi nhà đó.

    - Cách 2: Trường hợp người mua không chịu mua căn nhà đó thì theo quy định của pháp luật, đồng thời với việc người mua đăng ký quyền sử dụng đất thì ông B có thể làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà trên đất đó.

    Trân trọng!

    Luật sư PHẠM THỊ BÍCH HẢO

    Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

    Địa chỉ: 51 A, Nguyễn Viết Xuân, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội

    ĐT liên hệ:  0902201233

    Email: luatsubichhao@gmail.com

    Web: www.luatducan.vn

    Face: Công ty luật TNHH Đức An

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatducan vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/10/2019)