Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất."
Như vậy, trường hợp bạn đã được sang tên và đứng tên trên giấy chứng nhận QSDĐ thì phần đất đó thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bạn.
Mặc dù vậy, ông bà cũng có thể đòi lại quyền sử dụng đất nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất giữa ông bà và bố mẹ bạn hợp đồng tặng cho có điều kiện và điệu kiện là:
Bố mẹ bạn phải có nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc ông, bà bạn… các điều kiện này không được trái pháp luật và trái đạo đức xã hội.
Nếu như vậy, ông bà bạn sẽ có thể áp dụng Điều 462 Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng tặng cho có điều kiện, để đòi lại quyền sử dụng đất từ bố mẹ bạn.
Cụ thể: “…Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”
Trường hợp 2: Ông bà bạn chứng minh được hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất giữa ông bà và bố mẹ bạn là hợp đồng dân sự vô hiệu thoe quy định tại Điều 117 BLDS 2015. Và như vậy các bên sẽ hoàn trả cho nhau nhưng gì đã nhận theo quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015: “… Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận;…”