Chuyển nhượng cổ phần sau khi chốt danh sách cổ đông dự họp

Chủ đề   RSS   
  • #577474 29/11/2021

    huynhuy

    Sơ sinh


    Tham gia:Cách đây vài giây
    Tổng số bài viết (0)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chuyển nhượng cổ phần sau khi chốt danh sách cổ đông dự họp

    Tôi đang làm việc tại 1 công ty cổ phần. Công ty tôi chuẩn bị họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) để bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị.

    Theo quy định tại Khoản 5 Điều 115 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì: Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.

    Điều lệ và Quy chế nội bộ về quản trị công ty của Công ty tôi cũng quy định: Các cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên có quyền ứng cử, đề cử ứng cử viên Hội đồng quản trị.

    Công ty tôi có 1 cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông vào ngày lập Danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ, nhưng sau đó đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình sở hữu cho 1 cổ đông khác trong thời gian từ ngày lập xong Danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ đến ngày khai mạc họp ĐHĐCĐ. Xin hỏi trong trường hợp này thì người nào được quyền ứng cử, đề cử ứng cử viên Hội đồng quản trị đối với số cổ phần chuyển nhượng/nhận chuyển nhượng này (Người chuyển nhượng hay Người nhận chuyển nhượng).

     

     
    1202 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huynhuy vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #577478   29/11/2021

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11357
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 202 lần


    Theo Điều 144 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông thì danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập không quá 10 ngày trước ngày gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn ngắn hơn. Và Khoản 3 Điều này quy định về quyền của cổ đông như sau:

    3. Cổ đông có quyền…; yêu cầu sửa đổi thông tin sai lệch hoặc bổ sung thông tin cần thiết về mình trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông..."

    Theo quy định này thì không có hướng dẫn thủ tục thay đổi cổ đông trong danh sách cổ đông, chỉ có hướng dẫn về việc sửa đổi thông tin sai lệch, thông tin của những cổ đông đã có tên trong danh sách mà thôi. Do đó trường hợp chuyển nhượng sau khi đã chốt danh sách cổ động thì cổ đông nhận chuyển nhượng sẽ không được bổ sung vào trong danh sách. 

    Nếu cổ đông nhận chuyển nhượng muốn tham dự Đại hội đồng cổ đông thì cổ đông chuyển nhượng có thể ủy quyền cho người nhận chuyển nhương tham dự theo Điều 141 Luật doanh nghiệp 2020.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn jellannm vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2021)
  • #577539   29/11/2021

    linh_ht
    linh_ht

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:24/11/2021
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 40 lần


    Chào bạn, liên quan đến vấn đề thường hay được gọi đại khái là ngày chốt quyền, trước đây theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, thì "trong trường hợp cổ phần được chuyển nhượng trong thời gian từ ngày lập xong danh sách cổ đông đến ngày khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông thì người nhận chuyển nhượng có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông thay thế cho người chuyển nhượng đối với số cổ phần đã chuyển nhượng". 

    Quy định này về sau không còn trong Luật Doanh nghiệp 2014 Luật Doanh nghiệp 2020 trên nguyên tắc cổ đông nhận chuyển nhượng đương nhiên có đầy đủ quyền của cổ đông và việc được tham dự họp ĐHCĐ không phải là một ngoại lệ đặc biệt (trừ trường hợp chốt quyền nhận cổ tức, vẫn còn quy định cụ thể xuyên suốt các phiên bản Luật Doanh nghiệp cho đến nay).

    Tuy nhiên, quy định nói trên chỉ là quy định chung tại Luật Doanh nghiệp và, ngược lại, cũng không có quy định ngăn cấm doanh nghiệp xác định một phương thức chốt quyền khác tại điều lệ của mình. Mặt khác, nếu doanh nghiệp có cổ phần niêm yết tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, việc xác định ngày chốt quyền cũng sẽ phụ thuộc thêm vào quy chế do Trung tâm Lưu ký Chứng khoán ban hành.

    ThS. LS. Huỳnh Tường Linh

    Email: linh.ht@outlook.com

    LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/linh-ht/

    Website: https://blogluat.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linh_ht vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2021)