Chuyển hóa tội phạm từ trộm cắp sang cướp giật và cướp

Chủ đề   RSS   
  • #222367 26/10/2012

    luatQuynhnhu
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2011
    Tổng số bài viết (759)
    Số điểm: 8837
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 585 lần


    Chuyển hóa tội phạm từ trộm cắp sang cướp giật và cướp

    Gần đây khi một loạt các vụ trộm, cướp giật, và cướp "Chó "diễn ra trên địa bàn cả nước gây bức xúc trong dư luận, hoang mang cực độ trong nhân dân, sự liều lĩnh của loại tội phạm này xuất phát từ các quy định chưa chặt trong pháp luật hình sự , thay đổi định mức truy tố là từ 2.000.000đ ( hai triệu đồng) .

    Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Có tính chất chuyên nghiệp;
      c) Tái phạm nguy hiểm;
      d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
      đ) Hành hung để tẩu thoát;
      e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
      g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
      b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.                                     

      Điều 136. Tội cướp giật tài sản

                   
      1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
        a) Có tổ chức;
        b) Có tính chất chuyên nghiệp;
        c) Tái phạm nguy hiểm;
        d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
        đ) Hành hung để tẩu thoát;
        e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
        g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
        h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
        a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
        b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
        c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
      4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
        a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
        b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
        c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
      5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.                                   

        Điều 133. Tội cướp tài sản

                                   
        1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
        2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
          a) Có tổ chức;
          b) Có tính chất chuyên nghiệp;
          c) Tái phạm nguy hiểm;
          d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
          đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
          e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
          g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
        3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
          a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
          b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
          c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
        4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
          a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
          b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
          c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
        5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

     

                                Một số trường hợp chó làm cảnh định giá cả vài chục triệu, hay bọn " cẩu tặc" nẫng  xích trên tay chủ nhân để bắt " Chó" .

    Việc  khởi tố, truy tố, xét xử ra sao? trộm, cướp, hay cướp giật!                              

      trân trọng!                                                                                                                                            

              Luật sư: Phạm Tiến Quyển

    Cập nhật bởi anhdv352 ngày 26/10/2012 04:32:39 CH Cập nhật bởi luatQuynhnhu ngày 26/10/2012 03:59:29 CH

    CÔNG TY LUẬT QUỲNH NHƯ : SỐ 62 NGUYỄN GIA THIỀU- TP BẮC NINH- TỈNH BẮC NINH : 0199 826 1982 ; 099.689.5678 Cung cấp dịch vụ

    -Tư vấn thường xuyên cho Doanh Nghiệp -Tư vấn tất cả các lĩnh vực pháp luật-

    -Tranh tụng tòa án: Vụ án Hình sự;Vụ án dân sự;vụ án hành chính;Tranh chấp Lao động;Tranh chấp hôn nhân gia đình;Tranh chấp đất đai;Tranh chấp kinh doanh thương mại;Thu hồi nợ

    - Trợ giúp pháp lý- Đại diện Ngoài tố tụng; soạn thảo đơn từ, di chúc,....

    -Tư vấn pháp luật miễn phí

    +qua mạng Danluat.vn :http://danluat.thuvienphapluat.vn/luat-su/luatquynhnhu

    +Qua điện thoại số : 093 617 3333

    +Qua email : quynhnhulawer@yahoo.com.vn

    -Địa chỉ : 62 Phố Nguyễn Gia Thiều - TP Bắc Ninh-Tỉnh Bắc Ninh

    tel: 02223- 857 093 Hotline: 099 689-5678

    Mobile: 093 617 3333

    hoặc : 099 -689.5678

    Giám đốc: Luật sư Phạm Tiến Quyển

     
    72370 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatQuynhnhu vì bài viết hữu ích
    hoangvantap12345 (14/06/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #329322   20/06/2014

    hipgov
    hipgov
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2013
    Tổng số bài viết (246)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 83
    Được cảm ơn 61 lần


    mình có thắc mắc là trong quy đinh của bộ luật hình sự của các tôi cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản đề có phần cấu thành tăng nặng "hành hung để tẩu thoát" thì sao phải có cả chuyển hóa tội phạm nữa nhỉ?

    Ðiều 136. Tội cướp giật tài sản

    1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    h) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

     

    Ðiều 137. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Hành hung để tẩu thoát;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

     

    Ðiều 138. Tội trộm cắp tài sản

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

    Cập nhật bởi hipgov ngày 20/06/2014 03:17:35 CH lỗi
     
    Báo quản trị |  
  • #329330   20/06/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


     

    hipgov viết:

     

    mình có thắc mắc là trong quy đinh của bộ luật hình sự của các tôi cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản đề có phần cấu thành tăng nặng "hành hung để tẩu thoát" thì sao phải có cả chuyển hóa tội phạm nữa nhỉ?

     

     

    Theo tôi vấn đề là tài sản chiếm đoạt đã nằm trong quyền kiểm soát của người phạm tội hay chưa ?

    Ví dụ :

    Lấy trộm xe máy và dắt ra khỏi cổng. Bị phát hiện đuổi theo nên chống trả thì bị tăng khung hình phạt.

    Vào nhà đang trộm, bị phát hiện nên chống trả để tiếp tục chiếm đoạt thì là cướp vì dấu hiệu đặc trưng của tôi trộm cắp là "LÉN LÚT" không còn mà công khai chiếm đoạt. 

    Theo thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP

    6.1. Phạm tội thuộc trường hợp "hành hung để tẩu thoát" là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô ngã... nhằm tẩu thoát.

    6.2. Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là "hành hung để tẩu thoát" mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 20/06/2014 04:52:01 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    hipgov (27/06/2014)
  • #334321   21/07/2014

    Ledieuquynh
    Ledieuquynh

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    trước hết " chó " là tài sản. Việc bắt chó đc coi như việc xâm phạm quyền sở hữu tài sản

    Vấn đề bắt chó là Trộm, cướp, cướp giật hay công nhiên chiếm đoạt tài sản phải căn cứ vào quy định của BLHS.

    Nếu là trộm và công nhiên chiếm đoạt " chó" thì phải xác định đc giá trị thật của chó chứ k phải gia mua hay giá bán. đủ điều kiện truy cứu TNHS thì bị xử lý HS

    Nếu là cướp hay giật thì ko cần phải quan tâm đến việc giá trị thật của con chó là bnhieu vẫn có thể truy cứu TNHS 

     
    Báo quản trị |  
  • #335419   27/07/2014

    hieuht_Law
    hieuht_Law

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/07/2014
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Em có một số ý kiến về việc phân biệt tội trộm cắp tài sản, cướp và cướp giật như sau:

    Tội cướp tài sản là tội phạm có cấu tạo hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi dùng bạo lực hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trang không thể chống cự được, không kể người phạm tội có chiếm đoạt được hay không. Như vậy, mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội cướp tài sản.

    Tội trộm cắp tài sản thể hiện ở hành vi lén lút ( bí mât) chiếm đoạt tài sản của người khác. Người bị bí mật chiếm đoạt tài sản là chủ sở hữu hoặc người đang trực tiếp quản lý (nắm giữ, trông coi) tài sản, Người chủ sở hữu hoặc quản lý ko biết tài sản của mình đang bị chiếm đoạt.

    Tội cướp giật thể hiện bởi hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai, nhanh chóng. Người phạm tội có hành vi lợi dụng sơ hở đoạt lấy tài sản đang do người khác quản lý rồi nhanh chóng tẩu thoát nhằm tránh sự đuổi bắt của người quản lý tài sản. Đặc trưng của tội phạm n này là công khai chiếm đoạt tài sản ( không lén lút, để phân biệt với tội trộm cắp), không dùng bạo lực ( phân biệt với tội cướp tài sản), không dùng thủ đoạn hay uy hiếp tinh thần ( phân biệt với tội cưỡng đoạt tài sản).

    Tội cướp giật tài sản khác với tội cướp tài sản (Đ 133) ở chỗ không dùng vũ lực, Nếu có dùng vũ lực thì vũ lực trong tội cướp giật chỉ mang tính chất để chiếm được tài sản chứ không nhằm mục đích làm cho chủ sở hữu hoặc người quản lý mất khả năng chống cự. Nếu ban đầu người phạm tội có ý định cướp giật tài sản nhưng trong khi cướp giật, người phạm tội có sử dụng vũ lực khiến chủ tài sản không thể chống cự được, không còn khả năng giữ được tài sản thì phải xác đinh đó là tội cướp ts.

    So với tội trộm cắp tài sản, tội cướp giật ts ko lấy yếu tố lén lút làm cơ sở để chiếm đoạt ts. mặc dù để chiems lấy tài sản người phạm tội có thể lén lút để chờ cơ hội nạn nhân sơ hở nhưng khi chiếm lấy ts, người phạm tội không lấy yếu tố lén lút làm nền tảng mà lấy yếu tố nhanh chóng tẩu thoát làm nền tảng.

    Hồ Hiếu l Chuyên viên - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0984.426.038 - E: hohieu@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hieuht_Law vì bài viết hữu ích
    cognal (30/10/2016)
  • #335895   29/07/2014

    thainguyen007
    thainguyen007

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/03/2014
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Theo mình thì bọn trộm đánh bả, dùng súng bắn điện hạ chó mà giá trị của nhũng con chó trên 2 triệu sẽ bị xử lý hình sự tội trộm cắp tài sản. Nếu bọn này đã bị phạt hành chính rồi mà vẫn chứng nào tật nấy thì dù chó không đến 2 triệu cũng sẽ bị xử lý hình sự tội trộm căp tài sản theo Điều 138.

    Nếu nẫng xích chó trên tay chủ thì sẽ bị xử lý hình sự tội cướp giật tài sản theo Điều 135 BLHS, do có tính chất nhanh chóng chiếm đoạt tài sản đang được chủ sở hữu chiếm giữ, và nhanh chóng tẩu thoát . tội này nặng hơn tội trộm cắp về mức hình phạt, cụ thể theo khoản 1 thì thấp nhất là 1 năm, cao nhất là 5 năm, trong khi đó tội trộm cap thấp nhất là 6 tháng, cao nhất là 3 năm tính theo khoản 1 điều 138 BLHS.

    Trường hợp bọn cẩu tặc bị truy đuổi sẽ có các hướng sau:

    +Bọn cẩu tặc chống cự quyết liệt người truy đuổi nhưngchỉ để thoát thân và không mang theo số chó đã trộm trong lúc trốn chạy thì bị xử lý tội Trộm cắp tài sản theo điểm đ khoản 2 với tình tiết tang nặng là "hành hung để tẩu thoát", Khung hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

    +Bọn cẩu tặc chống cự người truy đuổi để bảo vệ số chó trộm được và thoát thân hay nói cách khác là thoát cùng với tang vật và có hành vi chống trả người truy đuổi thì sẽ bị xử lý hình sự tội Cướp tài sản theo điều 133 BLHS, nếu gấy thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người truy đuổi thì tùy theo mức độ thương tích và tổn hại sẽ xử lý theo các khoản tương ứng của điều 133. mức hình phạt cao nhất có thể tử hình nếu làm chết người truy đuổi.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #344926   17/09/2014

    Tùy vào từng tình huống cụ thể mới có thể ddinnhj được việc "bắt chó" là trộm hay cướp, không thể quy tất cả các hành vi lại thành một được. 


    Lắp đặt camera quan sát tại tp.hcm

    website: http://habicovn.com/

     
    Báo quản trị |  
  • #349658   11/10/2014

    hoadainhan1
    hoadainhan1
    Top 150
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2011
    Tổng số bài viết (586)
    Số điểm: 3773
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 190 lần


    Theo mình, trường hợp này là tội cướp giật tài sản. Chứ không phải là tội cướp hay tội trộm cắp tài sản. hành vi của đương sự giật sợi dây xích trên tay của người chủ khiến cho người chủ bị bất ngờ, không phản ứng kịp và tẩu thoát. ở đây đương sự không dùng vũ lực để tấn công cướp tài sản. Do vậy, mình khẳng định đây là hành vi cấu thành tội cướp giật. Việc xử lý theo quy định pháp luật như các bạn đã trình bày.

    Theo mình, Chó là một tài sản và được thực tế xã hội thừa nhận. Tuy nhiên, khi tiến hành giám định con vật này trị giá bao nhiêu để có cơ sở xử lý trách nhiệm hình sự là chuyện khác.

    Lâu quá không lên trang dân luật, vì mình bận việc một thời gian khá dài. Nay quay lại cùng chung vui với các bạn.

    Luật sư Nguyễn Hòa, thuộc Văn phòng luật sư NGUYỄN HÒA. ĐT 0903376602

    Địa chỉ: 276 đường Lê Duẩn, Phường Đập Đá, Thị xã An Nhơn, T. Bình Định

    Điện thoại : 0903376602

    Email: luatsuhoa@yahoo.com.vn

    Luật sư sẽ sẵn sàng trực tiếp nhận hồ sơ vụ việc để trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

    Hân hạnh được phục vụ hài lòng quý khách.

     
    Báo quản trị |  
  • #391769   12/07/2015

    lshoanghuynh
    lshoanghuynh

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2015
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 5 lần


    các yếu tố cấu thành tội pham!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #400857   29/09/2015

    rất đồng ý quan điểm này, ở đây không có chuyển hóa tôi phạm mà ở đây hành vi khách quan đã thỏa mãn tôi cướp giật tài sản rồi!

     
    Báo quản trị |  
  • #419124   21/03/2016

    cho em các vị luật sư là căn cứ vào đâu để chúng ta xác định "hành hung để tẩu thoát" và hành hung nhằm "giữ lại bằng được tài sản vừa chiếm đoạt được"

     
    Báo quản trị |  
  • #419178   21/03/2016

     theo mình thì căn cứ vào diễn biến của hành vi hành hung (một số yếu tố khác về không gian, thời gian, địa điểm, phương tiện, công cụ...)của người phạm tội. Trong t/h trên kẻ trộm chó  thực hiện hành vi chiếm đoạt thể hiện yếu tố bất ngờ, nhanh chóng tẩu thoát nên là cướp giật như các bạn đã phân tích, sau khi đã chiếm đoạt xong nếu kẻ chộm có hành vi hành hung thì mới xem xét có chuyển hóa hay không. Tức là phải tùy từng trường hợp cụ thể  thì mới đánh giá hết được...

     
    Báo quản trị |  
  • #419240   22/03/2016

    ý mình muốn hỏi là làm sao để phân biệt được hai trường hợp đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #419244   22/03/2016

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Trường hợp hành hung chỉ với mục đích để tẩu thoát thì ko chuyển hóa. Trường hợp hành hung với mục đích chiếm đoạt cho bằng được tài sản thì chuyển hóa.

    Ví dụ: A đang thực hiện hành vi trộm cắp (lấy được tài sản) bị B phát hiện và hai bên giằng co. A dùng dao đâm B trọng thương rồi giật lấy tài sản và bỏ chạy. Trường hơp này thì chuyển hóa.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #426317   05/06/2016

    hoa_doson
    hoa_doson

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2008
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đang xét về trộm cắp TS.

    Nghĩa là A khai trộm chó 05 vụ.

    cộng dồn tài sản (số chó trộm được/05 vụ) trên 2 tr đồng => truy cứu THHS được không?

    + Ý kiến 1:

    mỗi vụ trộm đã hoàn thành, tài sản dưới 2 tr => xử lý HC.

    + Ý kiến 2:

    A phạm tội nhiều lần. Định giá TS 05 vụ > 2 tr => truy tố.

    Mời cả nhà thảo luận.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #442622   25/11/2016

    johancong
    johancong

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2009
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Ôi trời, chó không phải là vật và không phải là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản hả bạn?

    Vật ở đây không phải hiểu theo nghĩa hẹp là đồ vật, mà là vật có thực, thuộc quyền sở hữu của chủ thể nhất định, và có giá trị quy đổi thành tiền. Ví dụ: con vật, đồ vật, trái phiếu...

    Những giấy tờ có giá trị, nhưng không trực tiếp chuyển thành tiền được thì không phải là đối tượng tác động của nhó tội xâm phạm sở hữu. Ví dụ như: Sổ tiết kiệm, hợp đồng mua bán, giấy nợ…

    Như vậy, cướp giật 01 con chó đương nhiên phạm tội cướp giật tài sản (tội danh cấu thanh hình thức).

    Trộm cắp 05 còn chó, hoặc bò, trâu mà trị giá tài sản định giá trên 2 triệu đồng đương nhiên phạm tội Trộm cắp tài sản.

    Như vậy, muốn biết hành vi có phạm tội hay không, phải xem tính chất của hành vi đó, có hành vi dùng vũ lực (cướp tài sản), hoặc dùng hành vi giất, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản (cướp giật tài sản ) hay không. Nếu là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản thì phải tiến hành định giá, nếu trên 2 triệu đồng mới cấu thành tội trộm cắp tài sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #442769   27/11/2016

    Tội cướp giật tài sản là tội cấu thành vật chất chứ bạn ơi. Khi nào giật được tài sản thì tội phạm mới hoàn thành chứ.

     
    Báo quản trị |  
  • #449102   09/03/2017

    zing_zin_zz
    zing_zin_zz

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 13 lần


    Theo mình nãng xích trên tay chủ để trộm chó còn tùy,... nếu nẵng cihs nhanh chóng rồi vọt trước mặt chủ thì khả năng cao là cuopws giật,. còn nếu có dùng vũ khí đe dọa để bắt chó, hoặc không đe dọa nhưng lúc chạy dùng vũ khí phản công lại để giuuwx chó thì là cuopws. tóm lại là vậy... 

     
    Báo quản trị |  
  • #511419   31/12/2018

    nguyenducphong_123456
    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 124 lần


    Mình thấy chủ yếu là phải căn cứ vào hành vi của người thực hiện

    - Trộm cắp: Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác; lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết

    - Cướp giật: hành vi công khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng.

    Hành vi công khai có nghĩa là người phạm tội không có ý thức che giấu hành vi phạm tội của mình và khi thực hiện việc chiếm đoạt cho phép chủ tài sản biết ngay có hành vi chiếm đoạt xảy ra. Hành vi chiếm đoạt thông thường là: giật lấy, giằng lấy, đoạt lấy...

    Chiếm đoạt nhanh chóng có nghĩa là người phạm tội đã có thủ đoạn lợi dụng sơ hở của chủ tài sản hoặc phạm tội chủ động tạo ra sơ hở rồi nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng tẩu thoát

    - Cướp tài sản: Hành vi dùng vũ lực là hành vi (hành động) mà người phạm tội đã thực hiện, tác động vào cơ thể của nạn nhân như: Đấm, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm, chém...Hành vi dùng vũ lực có thể làm cho nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại đến sức khoẻ hoặc bị chết, nhưng cũng có thể chưa gây ra thương tích đáng kể (không có tỷ lệ thương tật).

     
    Báo quản trị |  
  • #518789   24/05/2019

    levy94
    levy94

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (80)
    Số điểm: 425
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Từng đọc được ở đâu đó có một ranh giới rất mỏng giữa các tội danh trong hình sự. Theo mình có thể phân biệt đơn giản thì đánh bả, trộm yên lặng không bị phát hiện lúc phạm tội là trộm cắp. Bắt trộm khi chủ nhân vẫn ở đó và phát hiện thì là cướp giật và có hành vi giằng co với chủ thì là cướp.

     
    Báo quản trị |  
  • #519436   30/05/2019

    Theo ý kiến của mình, việc chuyển hóa này còn phụ thuộc vào tình tiết vụ việc. Tình tiết đầu chủ đề là "nẫng dây xích của chó trên tay chủ", nếu chỉ có vậy thì là cướp giật tài sản. Tuy nhiên lỡ mà chủ có đuổi theo cuớp lại xảy ra xô xát thì có thể chuyển hóa thành cướp. Hoặc kẻ nẫng dây xích trên tay chủ mà chủ không hay biết gì, thì có thể chuyển hóa thành trộm.

     
    Báo quản trị |