Chuyển hồ sơ VPHC có dấu hiệu tội phạm để truy cứu TNHS

Chủ đề   RSS   
  • #478452 14/12/2017

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Chuyển hồ sơ VPHC có dấu hiệu tội phạm để truy cứu TNHS

    Cho mình hỏi về thủ tục phát hiện hành vi vi phạm hành chính sau đó khởi tố chuyển vụ án cho cơ quan điều tra thì làm như thế nào?

    Từ khi phát hiện phải làm gì, có lập biên bản vi phạm hành chính không? Có tạm giữ tang vật vi phạm không? Thời gian bao lâu thì khởi tố, sau khi khởi tố thì Cơ quan kiểm lâm bao nhiêu ngày thì chuyển vụ án cho cơ quan điều tra Công an.

    Theo như mình tìm hiểu tại Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định về việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:


    "1. Khi "xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính", nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

    2. Trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

    3. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến.

    Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, nếu cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải huỷ bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tài liệu về việc thi hành quyết định xử phạt cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

    4. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự phải được thông báo bằng văn bản cho cá nhân vi phạm."

    Trong nội dung nêu trên thì không có quy định cụ thể việc khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm thì có được lập biên bản cũng như tạm giữ tang vật hay không? Tuy nhiên tại điều 58 về việc Lập biên bản vi phạm hành chính


    1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.

    Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm."

    Theo đó, về nguyên tắc khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính cần kịp thời lâp biên bản. Đây là căn cứ để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng như để xem xét hành vi này có dấu hiệu tội phạm hay không. Đồng thời khi chuyển hồ sơ vi phạm có dấu hiệu tội phạm đây cũng là căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, kết luận về vụ việc. Không rõ, cách hiểu của mình như vậy có đúng không? 

    Các bạn cho ý kiến nhé.

     

     
    10547 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #478605   15/12/2017

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần


    Ngoài quy định tại Bộ Luật Tố tụng hình sự, Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 02/8/2013 về Hướng dẫn giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố. Qyền hạn điều tra của Kiểm lâm còn quy định tại Pháp lệnh Tổ chức Điều tra Hình sự:

    Cơ quan Kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các điều 175, 189, 190, 191, 240 và 272 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản có quyền:

    - Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

    -  Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

     
    Báo quản trị |  
  • #478610   15/12/2017

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Trong thực tế thì đây là một câu hỏi khó. Pháp luật quy định là có, nhưng trong thực tiễn áp dụng nhiều cơ quan lúng túng, dẫn đến "nguồn đầu vào" của hồ sơ thiếu hoặc/và yếu. Sơ hở của pháp luật trong vấn đề này khá nhiều, vì vậy không ít đối tượng lợi dụng và thoát đẹp. 

     

     

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #478718   15/12/2017

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


     

    nguyenkhanhchinh viết:

     

    Trong thực tế thì đây là một câu hỏi khó. Pháp luật quy định là có, nhưng trong thực tiễn áp dụng nhiều cơ quan lúng túng, dẫn đến "nguồn đầu vào" của hồ sơ thiếu hoặc/và yếu. Sơ hở của pháp luật trong vấn đề này khá nhiều, vì vậy không ít đối tượng lợi dụng và thoát đẹp. 

     

     

     

     

    Đúng vậy, việc chưa hiểu rõ các quy định của pháp luật dẫn đến gặp khó khăn, lúng túng trong quá trình áp dụng. Nhân đây mình cũng có vấn đề thắc mắc đối với trường hợp phó thủ trưởng được phân công xác minh tin báo tố giác về tội phạm nhưng ra quyết định kết thúc xác minh không đúng thì theo thông tư liên tịch số 05/2005 thì Thủ trưởng có quyền hủy bỏ Quyết định của Phó Thủ trưởng nhưng không nói rõ hơn. Nên bạn cho mình hỏi trong trường hợp này phải làm như thế nào? Hủy bỏ xong thì làm sao?Có phân công lại phó thủ trưởng để tiếp tục xác minh không? Nếu cơ quan chỉ có một phó thủ trưởng thì phải làm sao?

     
     
    Báo quản trị |