Chuyện chặt chém ngày lễ

Chủ đề   RSS   
  • #381126 27/04/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chuyện chặt chém ngày lễ

    Dịp lễ kéo dài là thời điểm để nhiều người tranh thủ đi du lịch hay về quê, bắt đầu từ thời điểm này, các xe du lịch, các chuyến bay dần dần nối đuôi nhau về các vùng ngoại ô. Được dịp các bến xe, chuyến bay và khu du lịch, khách sạn… tăng giá. Biết là tăng giá nhưng nhiều người vẫn chấp nhận, cùng xem thử việc tăng giá của các bến xe, chuyến bay, khu du lịch, khách sạn…có vi phạm không nhé !

    Thứ nhất, dưới góc độ kinh tế, cầu lớn hơn cung thì giá sẽ tăng, những ngày này số lượng người đến các vùng ngoại ô tăng lên rất nhiều so với ngày thường, lượng cầu tăng cao, khiến cho cung không đáp ứng kịp, vì thế giá tăng cao trong những dịp như thế này là chuyện hợp lý.

    Thứ hai, dưới góc độ pháp luật, theo Khoản 2 Điều 10 Luật giá 2012, hành vi tăng giá trong những ngày lễ cũng không vi phạm điều cấm nào.

    Điều 10. Hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá

    2. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:

    a) Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ;

    b) Gian lận về giá bằng cách cố ý thay đổi các nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian, địa điểm, điều kiện mua, bán, chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ;

    c) Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý;

    d) Các hành vi chuyển giá, thông đồng về giá dưới mọi hình thức để trục lợi.

    Như vậy, nói về chuyện chặt chém giá vào những ngày lễ tại các bến xe, khu du lịch, khách sạn…không vi phạm pháp luật. Nhà nước không can thiệp vào chuyện tăng giá của các doanh nghiệp, điểm bán hàng trừ các mặt hàng bình ổn giá (sản phẩm thiết yếu).

    Thực tế vừa qua, nhiều Bộ, ngành và các cơ quan liên quan đã can thiệp vào việc tăng giá nhất là các bến xe, cụ thể như sau:

    - Dịp Tết vừa rồi, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu các nhà xe phải giảm giá cước tại các bến xe, các bến xe nào không giảm giá cước thì bị tẩy chay.

    - Trước tình hình tăng giá các khách sạn tại Đà Lạt, UBND tỉnh Lâm Đồng đã buộc các khách sạn phải đăng ký giá và niêm yết công khai và được phép tăng trong khung.

    Liệu việc can thiệp về giá này có vi phạm luật không? Dịp lễ đi chơi là nhu cầu của  mỗi người, nhưng đó không phải là nhu cầu thiết yếu, cần phải bình ổn giá, vì thế Nhà nước không can thiệp vào các vấn đề về giá cả của các doanh nghiệp, điểm bán hàng – điển hình là trong các văn bản quy phạm pháp luật không có quy định.

     
    6000 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #381154   27/04/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    6 BÍ KÍP ĐỂ KHÔNG BỊ CHẶT CHÉM DỊP TẾT
     
    Mình đọc thấy cái này trên mạng, cũng hữu ích nên share cho các bạn tham khảo.

    Các kỳ lễ tết là dịp tất cả mọi người đều được nghỉ, không phải đi làm hay đi học nên thường rủ nhau đi du lịch. Với số lượng du khách đông như vậy, lượng cầu tăng đột biến nên các hàng quán ở những điểm du lịch có rất nhiều chiêu chặt chém khách du lịch không thương tiếc trong các dịp lễ tết này. Những câu chuyện về một chai nước suối vài chục ngàn, một kg hải sản tiền triệu không còn là chuyện hiếm, khách du lịch phần vì ngại mâu thuẫn xô xát, phần vì không muốn rắc rối nhưng đành ngậm bồ hòn làm ngọt.

     

    Tuy nhiên, những cái bẫy chặt chém này cũng không phải quá khó nhận biết và phòng tránh. Dưới đây là một số bí quyết giúp tránh nạn chặt chém khi đi du lịch dịp lễ tết mà bạn nên tham khảo.

     

    1. TÌM HIỂU KỸ TRƯỚC KHI DU LỊCH

    Đây là điều cần thiết đầu tiên trước khi đi du lịch, đặc biệt là trong dịp lễ tết. Bạn cần lên kế hoạch cụ thể sẽ đi những đâu, di chuyển bằng gì, cư trú tại đâu, ăn uống những chỗ nào và nên tránh những chỗ nào đã từng có tiền sử chặt chém. Điều này cực kỳ hữu ích để bạn không vô tình rơi vào cái bẫy của các chủ hàng quán bất lương. Thực tế, ngày nay các cộng đồng du lịch phát triển rất lớn mạnh nên việc chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm rất dễ dàng, bạn nên tận dụng điều đó. Bạn cũng nên gọi điện hỏi giá và đặt chỗ trước những khi đến địa điểm du lịch để mình chủ động hơn,

     

    2. ĐI CÙNG NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG

    Thật tuyệt nếu bạn đi du lịch đến một nơi mà có người thân hay bạn bè của bạn ở đó, bạn sẽ không phải lo về việc bị chặt chém khi đi cùng với họ. Nhưng nếu không có người thân bạn bè là dân địa phương, bạn cũng có thể kết thân với một người dân địa phương như chủ khách sạn, chủ cho thuê xe, tài xế… để hỏi họ kinh nghiệm nên đi những đâu, nên tránh chỗ nào. Khi vào hàng quán, bạn đừng nên mua vội mà chịu khó đứng quan sát một người dân địa phương mua như thế nào, với giá bao nhiêu để chuẩn bị trước. 

    Đây chính là bí quyết của rất nhiều khách quốc tế khi đến Việt Nam, họ thường đứng quan sát xem người dân địa phương trả bao nhiêu cho sản phẩm họ định mua, nếu người bán bán cho họ với giá cao hơn, họ sẽ từ chối mua.

     

    3. DÙNG GPS KHI ĐI TAXI

    Ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh, taxi luôn là nỗi lo ngại với các du khách quốc tế lẫn nội địa từ nơi khác đến. Tài xế sẽ không chạy thẳng đến nơi bạn yêu cầu mà sẽ chạy lòng vòng để tính tiền dựa trên số kilomet trên đồng hồ. Hoặc nếu họ thoả thuận thuê nguyên chuyến họ cũng sẽ đưa ra mức giá rất cao. Điều bạn cần làm là trang bị sẵn bản đồ hoặc thiết bị có chức năng định vị GPS để biết được quãng đường và cách họ lái để không bị bắt nạt.

    Ngoài ra, các ứng dụng bắt taxi trên di động hiện nay như Grabtaxi, Uber cũng giúp bạn biết trước số km sẽ đi và ước tính số tiền phải trả. Nếu bị chặt chém, bạn có thể khiếu nại đến công ty phát triển các ứng dụng này.

     

    4. HỎI GIÁ TRƯỚC THẬT KĨ

    Trước khi mua một sản phẩm hay chọn một dịch vụ gì, việc hỏi giá trước là hết sức cần thiết. Nhiều người với tâm lý ngại hỏi giá trước khi ăn uống đã trở thành nạn nhân của các vụ chặt chém không thương tiếc trong các dịp lễ tết. Không những phải hỏi giá trước, mà bạn còn phải hỏi thật kĩ. Hỏi tổng số lượng cụ thể và có thể có chi phí phát sinh gì không vì họ có muôn vàn lý lẽ để chặt chém, chèn ép khách du lịch.  

    Có trường hợp, một khách du lịch ở Vũng Tàu khi hỏi giá một trái dừa bao nhiêu, người bán hét 40.000/trái. Người này mặc cả được với giá 15.000/ trái, nhưng sau khi uống 2 trái dừa thì bị tính tiền 55.000. Người bán giải thích là: “Anh chỉ trả giá 15.000 cho trái dừa đầu tiên chứ chưa trả giá cho trái dừa thứ hai”.

     

    5. KIỂM TRA HOÁ ĐƠN THẬT KỸ

    Thực tế, có nhiều người bán gian lận thường khi thêm hoặc cố tình tính sai giá tiền của sản phẩm, đặc biệt là các nhà hàng ăn uống vì họ cho rằng danh sách các món ăn dài và đi với số lượng đông thì khách du lịch không thể nhớ rõ giá và số lượng từng món. Vì vậy, trước khi thanh toán, bạn cần phải rà soát hoá đơn thật kỹ để không bị mất tiền oan uổng.

     

    6. NẮM SỐ ĐIỆN THOẠI CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG ĐỊA PHƯƠNG

    Bạn nên ghi lại số điện thoại của các cơ quan chức năng địa phương để nhờ hỗ trợ nếu xảy ra tình trạng chặt chém, có thể dẫn đến ẩu đả, xô xát. Hiện nay, ở một số địa phương đã có đường dây nóng phục vụ riêng cho việc tiếp nhận xử lý các vụ chặt chém để bảo vệ quyền lợi cho khách du lịch. Trước khi du lịch đến một địa điểm, bạn nên tìm hiểu qua thông tin này để có thể yên tâm hơn về chiếc ví của mình khi đi du lịch trong những ngày lễ tết.

    Nền du lịch Việt Nam đang cải thiện dần, một trong các vấn đề được ưu tiên hàng đầu là dẹp bỏ nạn chặt chém. Tuy nhiên phải mất một thời gian dài nữa mới có thể dẹp bỏ hoàn toàn vấn nạn này. Trước mắt, bản thân chúng ta khi đi du lịch vào dịp lễ tết cần trang bị các kiến thức và kĩ năng cần thiết để đối phó với việc bị chặt chém khi đi du lịch, đặc biệt là vào các ngày lễ tết.

     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn honhu vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (27/04/2015)
  • #538886   17/02/2020

    etrip4u
    etrip4u

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2020
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 290
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 35 lần


    Rất cám ơn thớt vì đã chia sẻ nhưng mấy cái này vẫn chỉ là thụ động từ khách hàng, người mua chưa phải gốc gác của vấn đề. Gốc của vấn đề theo mình thấy nó nằm ở người bán. Cần phải quản lý chặt nhóm đối tượng này mới mong tình trạng chặt chém chấm dứt được!

     
    Báo quản trị |