Vài ngày qua, trên Facebook lan truyền loạt ảnh và clip hai cô gái mặc hở hang, thậm chí lộ cả vòng ba trước ống kính tại điểm du lịch Tuyệt tình cốc (Đà Lạt). Những hình ảnh ngay lập tức nhận được những quan điểm trái chiều từ cộng đồng mạng.
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội có hiệu lực đã thay thế và bãi bỏ quy định xử phạt nêu trên. Do vậy về nguyên tắc hành vi chụp ảnh phản cảm của Á hậu Thư Dung và ê-kíp không thỏa mãn điều kiện pháp lý để có thể xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nêu trên”.
“Nghệ thuật” được sử dụng trong trường hợp này có được phân tích ở 02 khía cạnh hành vi sau:
1. Truyền bá văn hóa phẩm đòi trụy
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 3 Nghị định 178/2004/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh phòng, chống mại dâm do Thủ tướng chính phủ ban hành thì Đồi trụy và khiêu dâm được hiểu như sau:
- Đồi trụy là sự thể hiện bằng hành động, bằng hình ảnh, bằng âm thanh lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
- Khiêu dâm là hành vi dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh, âm thanh gây kích thích ham muốn tình dục.
Đối với hành vi truyền bá văn hóa phẩm đòi trụy được quy định tại Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung 2017 có khung hình phạt cao nhất từ 07 năm đến 15 năm:
Tội phạm này xâm phạm đến truyền thống văn hóa của dân tộc, sự quản lý của Nhà nước về việc duy trì, phát triển nếp văn hóa văn minh. Đối tượng tác động của tội phạm này là sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy.
Người phạm tội thực hiện hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Thông qua việc làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy.
Để xác định hành vi này có mang tính đòi trụy hay không cần có sự thẩm định của cơ quan chuyên môn. Tuy nhiên, sự việc lần này có tác động không nhỏ đến hình ảnh của cá nhân và sự tranh cãi ở khía cạnh quyền cá nhân về hình ảnh.
2. Về triển lãm ảnh nude
Thông tư 10/2016-BVHTTDL đã “chữa cháy” bằng cách sửa đổi và bãi bỏ một số điều chưa hợp lý của Thông tư 01/2016-BVHTTDL. khi bãi bỏ nội dung
Hành vi người biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; người đạt danh hiệu tại cuộc thi người đẹp, người mẫu không được thực hiện, phổ biến, lưu hành:
a) Chụp ảnh, ghi hình hình ảnh cá nhân không có trang phục hoặc sử dụng trang phục, hóa trang phản cảm và vô ý hoặc cố ý phổ biến, lưu hành trên mạng viễn thông;
Đối tượng muốn tổ chức nghệ thuật phải gửi mẫu trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ thông báo đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tổ chức hoạt động
Tác phẩm tham gia triển lãm ngoài việc phù hợp với chủ đề, nội dung của triển lãm đã được cấp giấy phép còn phải có nguồn gốc, xuất xứ và quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp. Không chỉ vậy, địa điểm tổ chức triển lãm cũng phải phù hợp tính chất, quy mô của triển lãm. Đặc biệt, đối với các tác phẩm nhiếp ảnh khỏa thân lộ rõ danh tính phải có văn bản thỏa thuận giữa người chụp ảnh và người được chụp về nội dung chụp, thời gian và phạm vi công bố tác phẩm. Khi đề nghị cấp giấy phép triển lãm, tổ chức, cá nhân phải cam kết chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm nhiếp ảnh, quyền cá nhân đối với hình ảnh quy định tại Bộ luật Dân sự…
Tuy nhiên, địa điểm thực hiện lần này là “tự phát” chưa nằm trong quy hoạch, chưa được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền.
Với những phân tích trên thì hướng nào sẽ được đưa ra khi xử lý vụ này?
Cập nhật bởi TuyenBig ngày 21/08/2018 08:23:23 SA