Chứng từ là gì? Trường hợp nào doanh nghiệp cần lập chứng từ?

Chủ đề   RSS   
  • #604910 22/08/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Chứng từ là gì? Trường hợp nào doanh nghiệp cần lập chứng từ?

    Chứng từ là loại tài liệu dùng trong hoạt động kế toán của doanh nghiệp nhất là trong việc khấu trừ thuế và đính kèm khi xuất hóa đơn. Vậy chứng từ là gì? Khi nào cần phải lập chứng từ?
     
    chung-tu-la-gi-truong-hop-nao-doanh-nghiep-can-lap-chung-tu
     
    1. Chứng từ là gì?
     
    Căn cứ khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có giải thích chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế. 
     
    Chứng từ bao gồm: Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, biên lai thuế, phí, lệ phí được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in
     
    Ngoài ra, tại Luật Kế toán 2015 quy định về chứng từ kế toán như sau: Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
     
    2. Chứng từ bao gồm mấy loại?
     
    Dựa vào Điều 30 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ta có thể xác định chứng từ gồm các loại sau đây:
     
    (1) Chứng từ trong lĩnh vực quản lý thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế bao gồm:
     
    - Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân;
     
    - Biên lai gồm:
     
    + Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá;
     
    + Biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá;
     
    + Biên lai thu thuế, phí, lệ phí.
     
    (2) Trong quá trình quản lý thuế, phí, lệ phí theo quy định của Luật Quản lý thuế trường hợp có yêu cầu các loại chứng từ khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm quy định và hướng dẫn thực hiện.
     
    3. Thời điểm lập chứng từ là khi nào?
     
    Khi thuộc các trường hợp sau đây thì cơ quan, tổ chức xác định thời điểm lập chứng từ như sau:
     
    - Tại thời điểm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
     
    - Thời điểm thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, 
     
    - Tổ chức thu thuế, phí, lệ phí phải lập chứng từ.
     
    - Biên lai giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế, người nộp các khoản thuế, phí, lệ phí.
     
    4. Chứng từ bao gồm những nội dung gì?
     
    Cụ thể tại Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định chứng từ được lập gồm những nội dung sau:
     
    - Chứng từ khấu trừ thuế có các nội dung sau:
     
    + Tên chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu mẫu chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế;
     
    + Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp;
     
    + Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế (nếu người nộp thuế có mã số thuế);
     
    + Quốc tịch (nếu người nộp thuế không thuộc quốc tịch Việt Nam);
     
    + Khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ; số thu nhập còn được nhận;
     
    + Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế;
     
    + Họ tên, chữ ký của người trả thu nhập.
     
    Trường hợp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế điện tử thì chữ ký trên chứng từ điện tử là chữ ký số.
     
    - Biên lai
     
    + Tên loại biên lai: Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ phí.
     
    + Ký hiệu mẫu biên lai và ký hiệu biên lai.
     
    Ký hiệu mẫu biên lai là các thông tin thể hiện tên loại biên lai, số liên biên lai và số thứ tự mẫu trong một loại biên lai (một loại biên lai có thể có nhiều mẫu).
     
    Ký hiệu biên lai là dấu hiệu phân biệt biên lai bằng hệ thống các chữ cái tiếng Việt và 02 chữ số cuối của năm.
     
    Đối với biên lai đặt in, 02 chữ số cuối của năm là năm in biên lai đặt in. Đối với biên lai tự in và biên lai điện tử, 02 chữ số cuối của năm là năm bắt đầu sử dụng biên lai ghi trên thông báo phát hành hoặc năm biên lai được in ra.
     
    + Số biên lai là số thứ tự được thể hiện trên biên lai thu thuế, phí, lệ phí. Số biên lai được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 7 chữ số. Đối với biên lai tự in, biên lai đặt in thì số biên lai bắt đầu từ số 0000001. Đối với biên lai điện tử thì số biên lai điện tử bắt đầu từ số 1 vào ngày 01 tháng 01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng biên lai điện tử và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
     
    + Liên của biên lai (áp dụng đối với biên lai đặt in và tự in) là số tờ trong cùng một số biên lai. Mỗi số biên lai phải có từ 02 liên hoặc 02 phần trở lên, trong đó:
     
    - Liên (phần) 1: lưu tại tổ chức thu;
     
    - Liên (phần) 2: giao cho người nộp thuế, phí, lệ phí;
     
    Các liên từ thứ 3 trở đi đặt tên theo công dụng cụ thể phục vụ công tác quản lý theo quy định của pháp luật.
     
    + Tên, mã số thuế của tổ chức thu thuế, phí, lệ phí.
     
    + Tên loại các khoản thu thuế, phí, lệ phí và số tiền ghi bằng số và bằng chữ.
     
    + Ngày, tháng, năm lập biên lai.
     
    + Chữ ký của người thu tiền. Trường hợp sử dụng biên lai điện tử thì chữ ký trên biên lai điện tử là chữ ký số.
     
    + Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in biên lai (đối với trường hợp đặt in).
     
    + Biên lai được thể hiện là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm tiếng nước ngoài thì phần ghi thêm bằng tiếng nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn “( )” hoặc đặt ngay dưới dòng nội dung ghi bằng tiếng Việt với cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
     
    Chữ số ghi trên biên lai là các chữ số tự nhiên 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
     
    Đồng tiền ghi trên biên lai là đồng Việt Nam. Trường hợp các khoản phải thu khác thuộc ngân sách nhà nước được pháp luật quy định có mức thu bằng ngoại tệ thì được thu bằng ngoại tệ hoặc thu bằng đồng Việt Nam trên cơ sở quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí.
     
    Trường hợp khi thu phí, lệ phí, nếu danh mục phí, lệ phí nhiều hơn số dòng của một biên lai thì được lập bảng kê kèm theo biên lai. Bảng kê do tổ chức thu phí, lệ phí tự thiết kế phù hợp với đặc điểm của từng loại phí, lệ phí. Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo biên lai số... ngày... tháng.... năm”.
     
    Đối với tổ chức thu phí, lệ phí sử dụng biên lai điện tử trong trường hợp cần điều chỉnh một số tiêu thức nội dung trên biên lai điện tử cho phù hợp với thực tế, tổ chức thu phí, lệ phí có văn bản trao đổi với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) xem xét và có hướng dẫn trước khi thực hiện.
     
    Ngoài các thông tin bắt buộc theo quy định tại khoản này, tổ chức thu phí, lệ phí có thể tạo thêm các thông tin khác, kể cả tạo lo-go, hình ảnh trang trí hoặc quảng cáo phù hợp với quy định của pháp luật và không che khuất, làm mờ các nội dung bắt buộc thể hiện trên biên lai. Cỡ chữ của các thông tin tạo thêm không được lớn hơn cỡ chữ của các nội dung bắt buộc thể hiện trên biên lai.
     
    - Mẫu hiển thị chứng từ điện tử theo hướng dẫn tại khoản 10 Điều 4 Nghị định 11/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
     
    2094 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (04/10/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận