1. Quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường
Anh có thể xem chi tiết tại Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP do Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Công An và Bộ Quốc phòng ban hành
- Điều 4. Quy định về hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập khẩu vào nội địa
- Điều 5. Quy định về hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trong thị trường nội địa
2. Đối với hàng hóa sản xuất nội địa và tiêu thụ trong nội địa
Trường hợp này không có quy định chi tiết, tuy nhiên chứng từ của hàng hóa đi trên đường thì về mặt nguyên tắc là phải có hóa đơn (xác định nguồn gốc hàng hóa, chứng minh không phải hàng nhập lậu), hàng hóa đi trên đường mà không có hóa đơn là hàng trốn thuế - theo điểm m khoản 1 Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Như vậy, Hóa đơn này là chứng từ đầu tiên và quan trọng nhất phải có. Còn tùy thuộc vào từng loại hàng hóa thì có thể sẽ có những yêu cầu khác, vd như với động vật, sản phẩm động vật thì sẽ có thêm giấy kiểm dịch.
Về phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hay phiếu xuất kho giao hàng đại lý thì trước tiên nó phải được thông báo phát hành như hóa đơn, và được quản lý như hóa đơn. Thứ hai, từng loại chứng từ nó có giá trị, có trường hợp sử dụng của nó. Ví dụ như "phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ" thì trong đó phải có thông tin về "Xuất tại kho" nào, "Nhập tại kho" nào; tức là phải làm rõ là vận chuyển giữa các kho hàng của doanh nghiệp (nội bộ doanh nghiệp). Ở đây, công ty chị vận chuyển từ kho của khách hàng sang cho người mua vậy thì không thể dùng phiếu xuất kho được (không hợp lý).