Theo điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 : " Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án."
Một chứng cứ được cho là có tính chứng minh trong vụ án phải đảm bảo 3 tính chất: Tính khách quan, tính hợp pháp và tính liên quan. Tính khách quan chỉ ra rằng các chứng cứ được hình thành không nằm trong dự liệu, mong muốn của con người, bản thân nó là tự hình thành trong quá trình diến ra vụ án, không phải được dàn dựng. Tính hợp pháp yêu cầu các chứng cứ phải được thu thập, phát hiện, lưu trữ theo một trình tự pháp luật quy định. Dù cho chứng cứ có tính xác thực, khách quan nhưng quá trình thu thập, lưu trữ không tuân theo pháp luật thì cũng mất đi tính chứng minh. Trong thực tế xảy ra nhiều trường hợp vì lỗi của người điều tra, người tiến hành tố tụng không thực hiện đúng theo pháp luật mà gây mất giá trị chứng minh của các chứng cứ quan trọng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự trong vụ án. Và cuối cùng là tính liên quan đến vụ án. Tính chất này là tất yếu vì một chứng cứ không thể có tính chứng minh nếu nó không liên quan trực tiếp đến các tình tiết của vụ án. Về nguồn của chứng cứ được quy định tại điều 87 Bộ luật TTHS 2015:
"Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác."
Cập nhật bởi tientaetae ngày 12/11/2018 12:55:22 CH
Cập nhật bởi tientaetae ngày 12/11/2018 12:53:17 CH
Cập nhật bởi tientaetae ngày 12/11/2018 12:53:00 CH