Chứng cứ trong tranh chấp dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #546408 19/05/2020

    Trung3

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:26/07/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chứng cứ trong tranh chấp dân sự

    Chào các anh, tôi xin tư vấn một số vấn đề sau

    Trong giải quyết tranh chấp tài sản, nguyên đơn đưa ra chứng cứ là những đoạn ghi âm trên điện thoại của bị đơn mà nguyên đơn chiếm đoạt được làm chứng cứ để tranh chấp tài sản. Tòa án chấp nhận đưa ra trong phiện họp giao nộp chứng cứ hỏi như vậy có đúng pháp luật không? Tòa tống đạt triệu tập người đối thoại trong đoạn ghi âm ra đối chất nhưng người đối thoại không đến có vi phạm pháp luật không? 

     
    2549 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Trung3 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/05/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #546488   20/05/2020

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần


    Chào bạn.

    Tại điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự có quy định về nguồn chứng cứ như sau:

    Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

    1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

    2. Vật chứng.

    3. Lời khai của đương sự.

    4. Lời khai của người làm chứng.

    5. Kết luận giám định.

    6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

    7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

    8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

    9. Văn bản công chứng, chứng thực.

    10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

    Như vậy, file ghi âm là tài liệu nghe được cũng được xem là chứng cứ nên các bên có quyền giao nộp đẻ tòa án thu thập đưa vào hồ sơ, đánh giá chứng cứ làm cơ sở giải quyết vụ án. Vì vậy, nếu nguyên đơn có được file ghi âm có lợi cho mình thì có quyên giao nộp cho tòa án là chứng cứ mà không buộc phải nêu rõ nguồn gốc, xuất xứ của chứng cứ hay chứng minh vì sao mà có được chứng cứ này. 

    Nếu bị đơn và các bên liên quan thừa nhận giọng nói trong fiel ghi âm là của mình thì tòa án không cần phải trưng cầu giám định giọng nói trong file ghi âm. Việc tòa án mời các bên lên quan đến để đối chất, xác định nội dung theo file ghi âm là cần thiết. Nếu một trong các bên được triệu tập nhưng không đến thì tòa án lập biên bản v/v không tiến hành đối chất được và tiếp tục giải quyết vụ án theo những chứng cứ, hồ sơ đã có theo quy định chung.

    Thân mến

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/05/2020)
  • #546681   22/05/2020

    Trung3
    Trung3

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:26/07/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Cám ơn Luật sư Tuấn đã tư vấn

     
    Báo quản trị |  
  • #558413   23/09/2020

    Trung3
    Trung3

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:26/07/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào các anh! tôi xin tư vấn một số vấn đề sau:

    Nguyên đơn là con khởi kiện tranh chấp với mẹ ruột tài sản là quyền sử dụng nhà và đất. Với chứng cứ nguyên đơn có được bản án sơ tuyên nguyên đơn được bị đơn trả lại một khoản tiền nhất định. Bị đơn thấy tòa sơ thẩm căn cứ giải quyết vụ án chưa thỏa đáng nhừng vì nguyên đơn là con ruột bị đơn không kháng cáo coi như cho lại con một phần tài sản. Nguyên đơn tiếp tục kháng cáo một phần bản án sơ thẩm giữ nguyên khoản tiền được chia trong bản án sơ thẩm, kháng cáo đề nghị tòa xét xử phúc thẩm xem xét phần giá trị tăng thêm của khoản tiền trên đến nay do tài sản là bất động sản. (tài sản hình thành năm 2014).

    Hỏi:

    - Với kháng cáo của nguyên đơn như trên thì tòa phúc thẩm có xem xét lại toàn bộ vụ án hay chỉ xem xét phần tăng thêm như kháng cáo của nguyên đơn?

    - Đến nay đã hết hạn kháng cáo với bị đơn vậy bị đơn làm cách nào tòa phúc thẩm xem xét lại toàn bộ vụ án. (vì bị đơn nhận ra chiêu trò của nguyên đơn, chỉ mong bản án sơ thẩm tuyên đến vậy thôi rồi tiếp tục kháng cáo phần còn lại. Nguyên đơn biết rõ bị đơn sau gần 3 năm hầu tòa mệt mõi, vì nguyên đơn là con ruột  nên bị đơn sẽ không kháng cáo; nếu bản án sơ thẩm có tính đến phần giá trị tăng thêm thì chắc chắn bị đơn sẽ kháng cáo và không có lợi cho nguyên đơn với chứng cứ không thuyết phục. Vậy xin được tư vấn làm cách nào để tòa phúc thẩm xem xét lại toàn bộ vụ án.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Trung3 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/09/2020)
  • #558824   28/09/2020

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần


    Chào bạn.

    Về nguyên tắc thì tòa án cấp phúc thẩm chỉ xét xử lại phần bản án sơ thẩm bị kháng cáo mà thôi. Cụ thể ở đây là xét xử trong phạm vi kháng cáo của nguyên đơn: giá trị tăng thêm của khoản tiền mà tòa án cấp sơ tẩm đã tuyên xử cho nguyên đơn chứ không xem xét lại toàn bộ nội dung vụ án. Tuy bị đơn đã hết thời hạn kháng cáo nhưng cần xem lại nếu trong thời gian kháng cáo mà bị đơn có những trở ngại khách quan làm cho việc kháng cáo không thực hiện được thì thời gian có trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn kháng cáo.

    Ngoài ra, tuy không kháng cáo nhưng với yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn mà bị đơn thấy không hợp lý, không có căn cứ thì vẫn có quyền trình bày ý kiến tranh luận của mình để yêu cầu tòa án bác kháng cáo của nguyên đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

    Thân mến

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/09/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh.

ĐT liên hệ: 0913.623.699 - Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

Website: www.luatsuphuvinh.com