Chúc Tết, nét văn hoá bị biến tướng theo thời gian

Chủ đề   RSS   
  • #477440 06/12/2017

    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Chúc Tết, nét văn hoá bị biến tướng theo thời gian

    Chúc Tết, một nét văn hoá tốt đẹp và đã xuất hiện lâu đời của dân tộc Việt Nam mỗi khi Tết đến Xuân về. Người Việt Nam mình có câu: "Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy" vẫn được nhắc tới cho đến ngày nay để gìn giữ truyền thống tốt đẹp của ông cha ta, thể hiện tinh thần "uống nước nhớ nguồn".Tặng quà tết còn mang ý nghĩa như một phép ứng xử thể hiện đạo lý , chia sẻ khó khăn, động viên khích lệ kịp thời cho những người xứng đáng trong xã hội.

    Tết xưa, người ta tặng cho nhau những nhành mai, giỏ quà, một cặp bánh chưng,... nhằm thể hiện tình cảm, sự quý trong, chúc năm mới mang lại nhiều may mắn. Những món quà này không mang giá trị vật chất, không cần phải đắt tiền nhưng lại gửi gắm lời cảm ơn chân thành, tình yêu thương tốt đẹp. Món quà từ sự tự nguyện, thật đơn giản nhưng ý nghĩa, cả người tặng và người nhận đều vui vẻ, không vụ lợi. Thế nhưng, truyền thống chúc Tết trải qua hàng trăm năm và theo dòng lịch sử thì nó cũng bị biến tướng, làm mất dần đi nét văn hoá trong ngày lễ Tết của dân tộc ta.

    Chúc Tết không còn là những giỏ quà, cái bánh hay nhành hoa mà thay vào đó là những món qua xa xỉ, những chai rượu ngoại đắt tiền, bao lì xì hàng trăm hàng ngàn Đô- la... nhằm một mục đích duy nhất đó là tạo sự "thuận lợi" để làm việc, thăng tiến trong năm nay. Và không còn là biểu hiện sự quý trọng, biết ơn mà là một dịp để người ta tìm đường núp bóng chúc Tết để đưa hối lộ, tìm cơ hội  thăng tiến, "chạy chọt"... Dường như, ngày nay ai nấy đi làm đều phải biết "nét văn hoá" mới biến tướng này, nếu lễ Tết mà không biết "chúc tụng" thì bị xem là khả năng ngoại giao kém, không biết quan hệ. Người chúc và người nhận cũng đã ngầm hiểu được tặng quà ở đây chỉ là sự "mua bán", trao đổi có mục đích.

    Đến hẹn lại lên, mỗi khi Tết đến, vợ chồng lại ngồi bàn với nhau về việc "chúc Tết"  năm mới, "chúc" bao nhiêu để "hợp tình, hợp lý". Nhà nước cũng đã có các quy định đối với một số người không được chúc Tết, nhận quà Tết. Việc cấm như trên là hoàn toàn hợp lý khi mà nét văn hoá này ngày càng biến tướng xấu đi, nhưng việc cấm thì cấm, người chúc và người nhận vẫn bình thường, bởi vì ranh giới giữa những món quà truyền thống và món quà biến tướng thì thật không dễ dàng phát hiện. Vì vậy để loại bỏ sự biến tướng này mỗi khi dịp Tết đến thì không phải là chuyện dễ dàng.

    Mời các bạn cùng thảo luận và cho ý kiến

     
    14877 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #477949   11/12/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    ai biến tướng thì mình không biết. Còn ở gia đình mình, Tết vẫn "đậm" vị cổ truyền. Chắc do bố mẹ mình không quá áp đặt chuyện quà cáp, lễ lạt, thăng quan tiến chức ngày tết, bố mẹ mình sống đơn giản và bình yên lắm. hihi

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn haianh1648 vì bài viết hữu ích
    tieukhanh95 (11/12/2017)
  • #477959   11/12/2017

    Loando1107
    Loando1107
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (228)
    Số điểm: 3480
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 69 lần


    Có biến tướng hay không là do quan điểm cá nhân mỗi người. Đồng ý là có khá nhiều trường hợp "lợi dụng" việc chúc Tết để thể hiện khả năng "giao tiếp" trong các mối quan hệ cấp trên, cấp dưới. Tuy nhiên, nói ranh giới giữa việc biến tướng hay không biến tướng nhiều trường hợp không phải chỉ dựa vào những món quà đắt hay rẻ tiền ngày tết. Mà quan trọng là đối tượng mình chúc tết trong lòng mình như thế nào.

    Tôi có thể sẵn sàng tặng những người tôi yêu quý những món quà xa xỉ, đắt tiền cho dù người ấy không phải cấp trên hay ngừơi có thể giúp tôi thăng tiến trong công việc mà chỉ đơn giản vì họ là người tôi thật sự chân quý. Và đâu đó, xung quanh tôi vẫn có rất nhiều phong tục chúc Tết dung dị, ấm áp của nét chúc Tết truyền thống.

     
    Báo quản trị |  
  • #477966   11/12/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Mình thấy sự biến tướng chỉ những ở người lớn thôi, cái chúc tết toan tính cho con đường quan lại hay làm ăn thôi, chứ mình thấy ở quê chúc tết đầu năm vẫn là một nét văn hóa đẹp đặc biệt những người nông dân, bên cạnh đó là các em nhỏ thì nó là niềm vui ngày tết.

     
    Báo quản trị |  
  • #478428   14/12/2017

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Mình vẫn rất thích cái văn hóa chúc tết ở quê mình hiện nay. Vẫn mấy ngày tết đến hết tất cả những gia đình anh em gần gần, tất cả bà con trong xóm, thậm chí vào sau thời điểm giao thừa thì tất cả thanh niên trong xóm đều đi vòng quanh xóm vào từng nhà một để chúc tết. Chỉ là tới chơi, chúc sức khỏe, chức năm mới vẫn còn rất đẹp. 

     
    Báo quản trị |  
  • #478436   14/12/2017

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Việc này chỉ còn đúng ở Cơ quan Nhà nước thôi còn ở khối doanh nghiệp bên ngoài thì không. Miền Bắc chắc chuyện này nhiều và tiêu cực hơn, người Miền Nam có vẻ sòng phẳng hơn nhất là khối doanh nghiệp. Làm tốt bạn sẽ có lương cao, được thăng tiến và ngược lại.

    Cái này có thể giải quyết được khi tư duy làm vịêc chuyên nghiệp hơn, chức vụ, tiền lương và năng lực đi kèm với nhau. Muốn giải quyết phải từ căn nguyên còn không có cách nào khác. Vì rất nhiều hình thức có thể biến tướng, kiểm soát không nổi như trong bánh trung thu có vàng thì không thể nào kiểm soát được

     
    Báo quản trị |  
  • #478479   14/12/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Giờ cũng không ai có thời gian ngồi tỉ mẩn tự tay chuẩn bị quà để thể hiện tấm lòng, và người nhận thì cũng ít ai còn trân trọng những món quà rẻ tiền nhưng chứa đựng tình cảm thật sự. Lối sống công nghiệp coi trọng vật chất lên ngôi, quà cáp gì mà nhiều tiền có giá trị thì đem đi tặng cho hợp xu hướng, nhanh gọn tiện nữa

     
    Báo quản trị |  
  • #478578   15/12/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Ngày trước chúc tết thì mang chút bánh trái hoa quả, cành đào cành mai đi biếu, tặng; ngày nay mọi thứ đều quy đổi thành vật chất. Cạnh nhà mình có người kia, cứ mỗi lần Tết đến là được xe lơn xe nhỏ chở đến biếu tặng không biết bao nhiêu là bia rượu, nhiều đến mức sau một mua tết có thể mở một đại lý bia nhỏ để bán luôn.

    Cập nhật bởi vytran92 ngày 15/12/2017 10:18:33 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #478595   15/12/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Khi xã hội mà trong đó con người coi trọng mua danh, bán chức để làm lợi cho bản thân thì không chỉ là chúc tết mà người ta sẽ tận dụng mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh để phục vụ cho mục đích đó. Ngày nay, nhiều nét văn hóa truyền thống cũng bị biến tướng theo do sự đứt gãy, xuống cấp về đạo đức xã hội. Muốn thay đổi hẳn rất khó, chỉ trông chờ vào việc giáo dục thế hệ sau tử tế hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #478596   15/12/2017

    Thật sự thì các thủ tục mang tình yêu gắn kết các người thân, trong gia đình thêm gần gũi ấm áp mỗi khi tết đến xuân về càng ngày nó càng trở nên biến tướng càng tiêu cực. Vậy người ta mới có câu tết càng ngày càng nhạt nhẽo và tốn kém. Con nít giờ đến bao lì xì mà ít tiền là cũng thấy thái độ gét lắm rồi, chả bù mình ngày xưa hóng từng xu lì xì 1 để tích góp lại thấy được lỳ xì nhiều thì càng tốt nhưng miễn là được lì xì vì không phải vì nhận được tiền mà thấy mọi người thật ấm áp với nhau. 

     
    Báo quản trị |  
  • #478645   15/12/2017

    Cái tết ngày nay có rất nhiều thay đổi với thời xưa, cùng với việc phát triển về kiinh tế thì một số nét văn hóa cũng dần biến mất đi, cụ thể như việc nấu bánh chưng, bánh tét chẳng hạn, việc biếu quà cáp đắt tiền hay mất dần đi một số văn hóa là chuyện bình thường. Mình thấy cũng không có gì là lạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #478679   15/12/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Nói chính xác thì nét văn hóa này không phải biến tuớng theo thời gian mà là bị biến chất bởi ảnh huởng của một xã hội trọng vật chất, một xã hội quá trọng đồng tiền và bỏ qua những giá trị truyền thống và giá trị đạo đức. Đây là mặt trái của một nền kinh tế thị truờng vốn đã đuợc cảnh báo từ rất lâu. 

    Cập nhật bởi hoatuyetly152 ngày 15/12/2017 04:21:21 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #478688   15/12/2017

    Đôi khi mình thấy may mắn vì còn biết được cái tết nguyên đán đúng nghĩa là như thế nào, tết bây giờ nói thật ko còn mong đợi như xưa nữa, không khí cũng không như trước nếu không muốn nói là nhạt, tết ở quê rất đơn giản mà đầm ấm, có người nói là ở nơi nào nghèo thì nơi đó mới thấy tết vui, giờ nghĩ thấy cũng đúng.

     
    Báo quản trị |  
  • #478709   15/12/2017

    Trước đây, “Quyết định 64/2007/QĐ-TTg ban hành quy chế về tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức” quy định về mức nhận quà có giá không quá 500.000 đồng, Quà tặng được điều chỉnh tại Quy chế này bao gồm:
     
    “1. Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài, sổ tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu, séc và các giấy tờ có giá.
     
    2. Hiện vật, hàng hóa, tài sản.
     
    3. Dịch vụ thăm quan, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, thực tập, bồi dưỡng trong nước hoặc ngoài nước và các loại dịch vụ khác.
     
    4. Quyền được mua tài sản, nhà , quyền sử dụng đất, quyền sử dụng thiết bị; các ưu đãi ngoài quy định của Nhà nước; việc sử dụng tài sản, nhà, đất đai, thiết bị của người khác mà không trả hoặc trả không đầy đủ chi phí cho việc sử dụng.”
     
    Nhưng trên thực tế, nhiều món quà để chúc, tặng cấp trên có giá rất cao. Phong tục ngày tết, không ai cấm việc đi chúc Tết, mà cấm ở đây là việc lợi dụng vào truyền thống, phong tục để biến tướng chạy chức, chạy quyền hoặc vì lợi ích khác. Người đứng đầu không tặng quà, nhận quà thì sẽ giải tỏa được cho cấp dưới. Ví dụ như đầu năm 2017, Thủ tướng đã yêu cầu các cán bộ địa phương không được đến Hà Nội chúc Tết, tặng quà cho Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng mà tập trung chuẩn bị chăm lo Tết cho nhân dân. 
     
    Báo quản trị |  
  • #478711   15/12/2017

    Hoaithuong2709
    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    Cái vụ Chúc Tết bị biến tướng là vấn đề muôn thuở nhắc mãi, thế mà có cũ đâu. Theo mình nghĩ thì ai cũng biết nó "biến tướng" thì nó tiêu cực, nhưng không làm thì không được, như bạn cũng phân tích, họ cho rằng: "nếu lễ Tết mà không biết "chúc tụng" thì bị xem là khả năng ngoại giao kém, không biết quan hệ. Người chúc và người nhận cũng đã ngầm hiểu được tặng quà ở đây chỉ là sự "mua bán", trao đổi có mục đích."

    Khi nào thì người ta mới đưa "Chúc Tết" trở lại là văn hóa ứng xử tốt đẹp như đúng bản chất của nó ??!

     
    Báo quản trị |  
  • #478858   16/12/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Chúc tết là nét văn hóa lâu đời và không thể thiếu trong dịp tết Nguyên đán của Việt Nam và vẫn còn hiện diện cho đến ngày nay. Nó vẫn không đánh mất cái giá trị tinh thần, thuâng túy của minh. Nhưng một số bộ phận lại lợi dụng nó để đạt được các mục đích cá nhân. Nhưng nó không phải là phần đại đa số.

     
    Báo quản trị |  
  • #479644   24/12/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Cái gì cũng thế bạn à, theo thời gian thì mọi thứ nó điều thay đổi. Nhưng cái quan trọng là cái giá trị nhân văn của nó có còn giữ vẹn nguyên hay không. Nếu có biến tướng theo chiều hướng tích cực thì khỏi nói còn biến tướng theo chiều hướng tiêu cực thì phải điều chỉnh. Nhưng sự điều chỉnh trong trường hợp này làm cho những giá trị nhân văn của ông bà không còn giữ nguyên giá trị nguyên bản của nó nữa và thậm chí mất luôn. 

     
    Báo quản trị |  
  • #479651   24/12/2017

    lamthanhtruc
    lamthanhtruc
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (278)
    Số điểm: 2015
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 64 lần


    Năm nào cũng vậy, cứ đến thời gian này thì lòng lại nôn nao mong đến tết vô cùng. Dù có biến tướng nhưng mình nghĩ tục chúc tết và lì xì vẫn là một nét văn hóa của Việt Nam. Tết mà không chúc tết, không lì xì thì không còn là Tết nữa. 

     
    Báo quản trị |  
  • #479654   24/12/2017

    tuantulaw
    tuantulaw
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2017
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 2847
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 34 lần


    Mình thấy sự biếu xén quà cáp này không chỉ riêng ngày Tết mới có, ngày bình thường cũng có, chỉ là họ nhân dịp ngày Tết để tiện đưa cho có cớ. Vì vậy nếu muốn loại bỏ hiện tượng này là một điều không thể. Vì nếu không thể "biếu" trong dịp Tết thì họ sẽ biếu trong dịp khác như Quốc tế lao động, Ngày quốc tế phụ nữ (Biếu sếp nữ, hoặc biếu vợ của sếp), Quốc tế thiếu nhi (Biếu con của sếp), .... Không chừng khi bị ép quá họ lại biếu vào ngày Thương binh liệt sĩ thì xong! Khi đó chúng ta lại phải viết một bài về Giá trị ngày Thương binh liệt sĩ nữa đấy!

    Cập nhật bởi tuantulaw ngày 24/12/2017 05:48:53 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #480114   27/12/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Re

    Đúng là nét văn hoá này càng ngày càng bị biến tướng, trở thành một hành động xấu. Lợi dụng ngày tết để tặng quà, lì xì nhưng thực chất không khác gì hối lộ. Người không chúc tết thì coi như không biết phép tắc, bị đì trong công việc. Tết ngày nay cũng không còn đúng nghĩa và vui như xưa
     
    Báo quản trị |  
  • #480382   29/12/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Lễ nghĩa chúc tết như luật bất thành văn ở nước ta hoặc các nước phương đông. Mình cũng không rõ từ xa xưa các cụ chúc tết như thế nào, nhưng chắc chắn ngày nay việc chúc tết đã phát triển rất nhiều. cụ thể là  mở rộng phạm vi, hình thức, quà cáp chúc tết :)

     
    Báo quản trị |