Chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #610434 10/04/2024

    beryahh

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/12/2023
    Tổng số bài viết (86)
    Số điểm: 490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Việt Nam

    Theo Khoản 1 Điều 21 Luật Thủy sản 2017 thì Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh để huy động các nguồn lực của xã hội cho công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

    Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập.

    1. Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản:

    Căn cứ Điều 16 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản như sau

    - Chức năng:

    Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có chức năng hỗ trợ cho các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án về lĩnh vực bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản không nằm trong kế hoạch ngân sách trên phạm vi toàn quốc.

    - Nhiệm vụ của Quỹ:

    + Vận động, tiếp nhận và quản lý nguồn đóng góp tự nguyện, tài trợ, từ thiện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;

    + Tổ chức thẩm định, quyết định hỗ trợ, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu kết quả chương trình, dự án, hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ;

    + Thực hiện quy định về tài chính, thống kê, kế toán và kiểm toán theo Luật ngân sách; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Quỹ cho cấp có thẩm quyền;

    + Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

    Theo đó chức năng và nhiệm vụ chính của quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là hỗ trợ cho các chương trình, dự án về bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản

    2. Cơ chế hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

    Căn cứ Điều 18 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng và Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.

    Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Việt Nam có trách nhiệm:

    + Quản lý và sử dụng nguồn tài chính theo quy định tại Điều 19 Nghị định 26/2019/NĐ-CP;

    + Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí do Quỹ trung ương hỗ trợ;

    + Hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ quản lý và hoạt động của Quỹ;

    + Hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho Quỹ cấp tỉnh, Quỹ cộng đồng thông qua các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án (nếu có).

    - Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hoạt động trên nguyên tắc:

    + Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận;

    + Hỗ trợ cho các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư;

    + Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.

    Như vậy Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và có tư cách pháp nhân riêng.

    3. Nguồn tài chính hình thành Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

    Theo Khoản 4 Điều 21 Luật Thủy sản 2017 thì nguồn tài chính hình thành quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bao gồm:

    + Tiền đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản;

    + Tài trợ, từ thiện, vốn nhận ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

    + Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.

    - Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở trung ương được chi cho các hoạt động chủ yếu sau đây:

    + Tổ chức tuyên truyền, giáo dục; phổ biến, nhân rộng các điển hình về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên phạm vi toàn quốc;

    + Phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế bền vững trên phạm vi toàn quốc;

    + Thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án khác do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài ủy thác trên phạm vi toàn quốc;

    + Hoạt động bộ máy, chuyên môn nghiệp vụ của Quỹ theo quy định hiện hành;

    + Hỗ trợ kinh phí cho Quỹ cấp tỉnh, Quỹ cộng đồng.

    Theo đó nguồn tài chính của quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được hình thành từ hai nguồn chính đó là khoản đóng góp tự nguyện của cá nhân, tổ chức làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản và nguồn tài trợ từ các cá nhân, tổ chức khác trong và ngoài nước.

     
    127 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận