Chưa nộp phạt có được làm thủ tục đăng ký sang tên xe không?

Chủ đề   RSS   
  • #471053 16/10/2017

    connitquy

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/06/2016
    Tổng số bài viết (67)
    Số điểm: 4190
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 48 lần


    Chưa nộp phạt có được làm thủ tục đăng ký sang tên xe không?

    Chào mọi người,

    Cho em hỏi một vấn đề này em đã thắc mắc bấy lâu,

    Một người vi phạm khi tham gia giao thông đường bộ bị phạt mà chưa nộp phạt và bị giam bằng lái xe thì có được làm thủ tục đăng ký sang tên xe không?

    Vì theo em được biết hồ sơ cần thiết khi làm thủ tục đăng ký sang tên xe bao gồm:

    - CMND hoặc thẻ căn cước công dân. (trường hợp địa chỉ trong CMND không giống với địa chỉ trong Giấy đăng ký xe thì phải có thêm Sổ hộ khẩu hoặc nếu là người Việt Nam đã định cư ở nước ngoài thì thay bằng Hộ chiếu) – bản chính để xuất trình.

    - Giấy khai đăng ký xe

    - Giấy chứng nhận đăng ký xe

    - Quyết định bán, cho, tặng hoặc hợp đồng mua bán; văn bản thừa kế; hóa đơn bán hàng.

    - Biên lai đã nộp lệ phí trước bạ.

    Không yêu cầu phải nộp bằng lái xe, vậy thì người vi phạm chưa nộp phạt có được đăng ký sang tên xe không? Em cám ơn ạ!

     
    2989 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn connitquy vì bài viết hữu ích
    chiakinguyen (18/10/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #471344   18/10/2017

    chiakinguyen
    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    Câu hỏi này hay, tuy nhiên, hiện nay theo mình là chưa có cơ chế quản lý hết các Giấy phép lái xe (GPLX), dẫn đến tròng tréo nhau, nơi thì thu rất nhiều GPLX bị phạt, còn nơi thì ra sức cấp lại GPLX mới. Cho nên, theo mình trong thời gian tới cần chuẩn hóa, đồng bộ cơ sở dữ liệu về xử phạt vi phạm hành chính trong cả nước để quản lý việc này. Hôm nay, báo Giao thông cũng có bài viết này, xin chia sẻ đến các bạn:

    Cách nào ngăn người vi phạm bỏ GPLX, trốn nộp phạt?

    TS. Trần Hữu Minh, Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia trao đổi với Báo Giao thông về tình trạng người vi phạm bỏ lại hàng nghìn GPLX để trốn thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự ATGT của cơ quan chức năng và phương án khắc phục tình trạng này.
     
    Hiệu lực thi hành pháp luật hạn chế
     
    Theo số liệu của CSGT, hiện có hàng nghìn GPLX quá hạn do người vi phạm không đến nộp phạt để nhận lại. Ông đánh giá thế nào về tác động của thực trạng này đến công tác đảm bảo ATGT?
     
    Tôi cho rằng, nguyên nhân đến từ nhiều phía, trong đó có tồn tại bất cập trong quy định pháp luật hiện hành, hiệu lực thực thi pháp luật còn hạn chế, cũng như ý thức và hành vi của một số người tham gia giao thông chưa cao.
     
    Quy định pháp luật hiện nay yêu cầu người vi phạm TTATGT bị lực lượng chức năng phát hiện, lập biên bản và tạm giữ một số giấy tờ, phải đến cơ quan chức năng nộp phạt và nhận lại các giấy tờ trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, số liệu tại Hà Nội và TP.HCM cho thấy, có tới hàng chục nghìn GPLX đang được cơ quan chức năng lưu trữ chưa có người nhận. Thực tế này phản ánh bất cập về hiệu lực thực thi pháp luật và ảnh hưởng trực tiếp tới ATGT. Chúng ta đều biết, kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm và cưỡng chế thực thi pháp luật là một trong bốn nhân tố không thể thiếu giúp hình thành văn hóa giao thông, bảo đảm trật tự ATGT.
     
    Tổng cục Đường bộ VN đã có hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý GPLX. Lực lượng CSGT cũng có hệ thống riêng của mình. Ông đánh giá thế nào về tính cần thiết phải kết nối liên thông hệ thống dữ liệu giữa ngành GTVT và Cục CSGT để quản lý, giám sát vi phạm?
     
    Việc chia sẻ hệ dữ liệu của Tổng cục Đường bộ VN, Đăng kiểm và CSGT là hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý GPLX. Việc mỗi cơ quan quản lý theo chức năng nhiệm vụ của mình, xây dựng hệ dữ liệu phục vụ cho yêu cầu công việc là điều rất bình thường. Một nội dung dữ liệu cũng có thể có từ nhiều nguồn... Quan trọng nhất là cần có quy chế phối hợp, thu thập và chia sẻ dữ liệu. Tất nhiên, tùy từng đối tượng mà quyền truy cập dữ liệu sẽ khác nhau.
     
    Trong bảo đảm trật tự ATGT, có nhiều cơ quan liên quan, song tôi cho rằng sự phối hợp giữa các cơ quan ngành GTVT và công an (chủ yếu là CSGT) là quan trọng nhất. Hoạt động tuần tra kiểm soát của lực lượng CSGT sẽ phát huy hiệu quả cao nếu tại hiện trường lực lượng CSGT có thể truy cập và sử dụng hệ dữ liệu quốc gia về đăng ký phương tiện, người lái và GPLX với những thông tin cập nhật mới nhất về cá nhân, phương tiện, nơi ở, nơi cất giữ bảo quản phương tiện, thông tin về bảo hiểm, tình trạng đăng kiểm, tình trạng sức khỏe của lái xe... Ngược lại, các cơ quan chức năng trong ngành GTVT, y tế, bảo hiểm, chính quyền địa phương... cũng có thể truy cập vào hệ dữ liệu quốc gia về vi phạm trật tự ATGT, TNGT, đăng ký phương tiện.
    Theo ông, giữa ngành GTVT và Công an, cần cơ chế phối hợp như thế nào để giải quyết hiệu quả tình trạng người vi phạm không đến nộp phạt, lấy GPLX?
     
    Để quản lý hiệu quả có rất nhiều vấn đề cần được xem xét. Đầu tiên là các cơ quan chức năng cần chia sẻ và khai thác hệ dữ liệu liên quan đến GPLX, người lái, phương tiện, vi phạm trật tự ATGT, TNGT, bảo hiểm, sức khỏe.
     
    Việc nộp phạt gặp nhiều khó khăn có thể cũng là một lý do khiến người vi phạm không đến lấy GPLX. Bởi vậy, cần nghiên cứu đơn giản hóa quy trình thủ tục nộp phạt, qua đó khuyến khích người dân thực hiện đúng quy trình nộp phạt mà không gặp nhiều bất tiện như có thể đóng phạt trực tuyến, hoặc qua ngân hàng, bưu điện với một mã số tham chiếu. Ngoài ra, có thể nghiên cứu áp dụng phạt điểm trực tiếp vào GPLX vi phạm trong hệ dữ liệu quốc gia mà không cần trực tiếp tạm giữ GPLX…
    Quá trình xử lý vi phạm đòi hỏi phải có nhiều bước và cơ quan quản lý nhà nước cần có khả năng tương tác, liên hệ trao đổi với người vi phạm. Vấn đề này đặt ra yêu cầu không những phải quản lý Chính chủ mà còn cần quản lý với cả những người sử dụng một phương tiện cụ thể theo một địa chỉ cụ thể. Điều này đòi hỏi không những có một hệ số địa chỉ nhà ở được mã hóa, mà còn yêu cầu việc cập nhật thông tin của người lái và phương tiện, bảo hiểm... theo địa chỉ cụ thể. Đây là thách thức rất lớn.
     
    Để nâng cao tính răn đe, cơ quan chức năng cần có năng lực cưỡng chế thực thi nếu người vi phạm không thực hiện đúng quy định. Để thực hiện tốt điều này, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật, nâng cao khả năng xử phạt lũy tiến ở mức cao hơn (sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính) và xử phạt qua hệ thống tư pháp nếu cần thiết. Các hành vi sử dụng GPLX giả hoặc điều khiển phương tiện khi không có GPLX cũng cần phải được xem xét nâng cao chế tài xử phạt vì đây là hành vi cố tình vi phạm.
     
    Theo tôi, cách tiếp cận về xử phạt cũng nên được xem xét. Những lỗi vi phạm lần đầu không nghiêm trọng nên có mức phạt nhẹ, nhưng tăng lũy tiến nếu tái phạm. Nếu tái phạm cần tăng lũy tiến bảo hiểm trong những năm sau... Muốn vậy cũng phải sửa Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Thống kê, Luật GTĐB, có hệ dữ liệu quốc gia về vi phạm trật tự ATGT, thay đổi nghị định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự với chủ xe cơ giới...
     
    Như vậy, để quản lý hiệu quả, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của các đơn vị trong ngành GTVT và CSGT, cần có sự tham gia phối hợp chặt chẽ của nhiều bộ, ngành khác và chính quyền địa phương.

     

     
    Báo quản trị |