Chủ trọ dọn đồ khách thuê ra ngoài khi chậm nghĩa vụ thanh toán có sai luật?

Chủ đề   RSS   
  • #599090 25/02/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81095
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần


    Chủ trọ dọn đồ khách thuê ra ngoài khi chậm nghĩa vụ thanh toán có sai luật?

    Ở trọ hay thuê nhà là khái niệm khá quen thuộc đối với chúng ta. Trong quá trình đó, không ít những vấn đề hay tranh chấp có thể xảy ra, điển hình trường hợp bên thuê nhà trễ hẹn hay không đóng đủ tiền thuê ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghĩa vụ thanh toán gây thiệt hại ít nhiều cho chủ nhà.

    Thậm chí một số trường hợp chủ nhà còn dọn đồ của người thuê hay ném cả ra ngoài. Như vậy, theo trường hợp đó, chủ nhà có vi phạm pháp luật hay không?

    Nghĩa vụ trả tiền thuê của người thuê nhà

    Căn cứ tại Điều 481 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ nghĩa vụ trả tiền thuê của người thuê nhà như sau:

    Bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận;

    - Nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền; 

    - Nếu không thể xác định được thời hạn theo tập quán thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê.

    Trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp

    Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

    Song căn cứ Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 121 Luật Nhà ở 2014. Theo đó, người thuê nhà có nghĩa vụ trả tiền thuê nhà đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng, trường hợp chậm trả, không đóng tiền thuê nhà như trường hợp trên đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán của người thuê.

    Người cho thuê nhà có được dọn đồ người thuê khi chậm hoặc không đóng đủ tiền nhà?

    (1) Có thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà

    Trường hợp, trong hợp đồng có điều khoản thỏa thuận giải quyết, bao gồm cả việc một bên phải trả lại nhà ở khi hết thời hạn thuê nhà hay quyền của bên cho thuê trong trường hợp hết thời hạn hợp đồng mà bên thuê không chịu di dời các đồ đạc ra khỏi nhà thuê thì các bên sẽ giải quyết theo thỏa thuận.

    (2) Không có thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà

    Trường hợp các bên không có thỏa thuận, việc giải quyết sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể, điểm a khoản 2 Điều 131 Luật Nhà ở, quy định hợp đồng thuê nhà hết hạn là một trong những trường hợp chấm dứt hợp đồng. Theo đó, các bên sẽ thực hiện các thủ tục để bàn giao lại nhà ở, trả lại nguyên trạng, giải quyết dứt điểm các quyền và nghĩa vụ liên quan của hai bên.

    Đồng thời, tại Điều 10, 11 về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định nào cho phép bên cho thuê nhà ở được tự ý dọn đồ của bên thuê ra ngoài cho dù hợp đồng hết hạn hay bên thuê vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng.

    Trường hợp tự ý dọn đồ của bên thuê ra ngoài có thể bị xử lý thế nào?

    Trong một số trường hợp, làm mất mát, hư hỏng tài sản, bên cho thuê còn có thể bị khởi kiện yêu cầu trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại. Tuy theo mức độ, tính chất phạm tội mà có thể bị xử lý hành chính về hành vi Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác căn cứ tại điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Cụ thể:

    Xử phạt vi phạm hành chính

    Hành vi Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác được quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

    Phạt tiền từ 02-03 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    - Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;

    - Công nhiên chiếm đoạt tài sản;

    - Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    - Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;

    - Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

    Mức cao nhất có thể bị phạt đến 05 triệu đồng, đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Hoặc người nước ngoài có hành vi này thì bị trục xuất.

    Ngoài ra, còn bị buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

    Truy cứu trách nhiệm hình sự

    Tùy theo mức độ tính chất mà hành vi dọn đồ của người thuê ra đường của chủ nhà trọ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

    Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc dưới 10 triệu đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    Bên cạnh đó, phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200 triệu đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01-05 năm.

    (Căn cứ tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)

    Ngoài ra, trường hợp bên thuê nhà không thực hiện, người thuê nhà phải tiến hành khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. Cụ thể, buộc bên thuê nhà phải chấm dứt hành vi xâm phạm (sử dụng bất hợp pháp tài sản thuê khi hợp đồng thuê đã hết hạn) theo quy định tại điểm a, h khoản 1 Điều 10 Luật Nhà ở; khoản 2 Điều 11, Điều 14, Điều 186, 189, 192 Bộ luật Dân sự.

     
    1399 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #599833   28/02/2023

    Chủ trọ dọn đồ khách thuê ra ngoài khi chậm nghĩa vụ thanh toán có sai luật?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ! Trường hợp chủ trọ tự ý dọn đồ của bên thuê ra ngoài và làm mất mát, hư hỏng tài sản thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

     
    Báo quản trị |