Chủ tịch nước được quyền từ chức không? Quy trình miễn nhiệm Chủ tịch nước?

Chủ đề   RSS   
  • #609758 21/03/2024

    motchutmoingay24
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (181)
    Số điểm: 2165
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 41 lần


    Chủ tịch nước được quyền từ chức không? Quy trình miễn nhiệm Chủ tịch nước?

    Sáng nay 21/03/2024, Quốc Hội khóa XV họp bất thường lần thứ 6 để xem xét, quyết định về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với ông Võ Văn Thưởng.

    Xem thêm bài viết:

    Ai có thể thay Chủ tịch nước trong thời gian bị khuyết?

    Vai trò của Bộ Chính trị là gì? Các thành viên Bộ Chính trị hiện nay là ai?

    (1) Chủ tịch nước được quyền từ chức không?

    Căn cứ vào Điều 30 Luật Cán bộ, Công chức 2008, cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau:

    - Không đủ sức khỏe;

    - Không đủ năng lực, uy tín;

    - Theo yêu cầu nhiệm vụ;

    - Lí do khác.

    Theo nguyện vọng từ chức (xin thôi công tác) của cán bộ, việc xem xét đối với cán bộ từ chức căn cứ trên các tiêu chí được quy định tại Điều 6 Quy định 41/QĐ-TW năm 2021 như  sau:

    - Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.

    - Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng.

    - Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.

    - Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.

    - Vì lý do chính đáng khác của cá nhân.

    Chủ tịch nước là cán bộ được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng và Nhà nước nên Chủ tịch nước hoàn toàn có quyền xin từ chức.

    Sau khi xem xét trên nguyện vọng và các lỗi vi phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định có đồng ý cho cán bộ thôi giữ chức vụ hay không.

    Nếu nguyện vọng từ chức Chủ tịch nước được đồng ý, việc miễn nhiệm Chủ tịch nước sẽ được thực hiện theo quy trình được quy định của pháp luật.

    (2) Cơ quan nào có thẩm quyền miễn nhiệm Chủ tịch nước

    Tại khoản 1 Điều 4 tại Quy định 41/QĐ-TW năm 2021 có quy định về thẩm quyền như sau:

    “1. Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử theo quy định thì có thẩm quyền xem xét cho cán bộ miễn nhiệm, từ chức.

    Căn cứ vào Điều 33 Nghị quyết 71/2022/NQ-QH15 quy định về trình tự bầu Chủ tịch nước. Theo đó Quốc sẽ hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách đề cử của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị để bầu Chủ tịch nước. Sau đó Quốc hội lập thành Ban kiểm phiếu và tổ chức bầu Chủ tịch nước thông qua bỏ phiếu kín.

    Vậy Quốc hội chính là cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm Chủ tịch nước nên Quốc hội cũng là cơ quan có thẩm quyền xem xét cho Chủ tịch nước miễn nhiệm, từ chức.

    (3) Quy trình, trình tự miễn nhiệm Chủ tịch nước

    Chủ tịch nước là một chức vụ do Quốc Hội bầu, do đó trình tự để miễn nhiệm người nắm giữ chức vụ do Quốc hội bầu cử sẽ thực hiện theo quy trình được quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị quyết 71/2022/NQ-QH15 như sau:

    - Cơ quan, người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ đó trình Quốc hội đề nghị miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức;

    - Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;

    - Đại diện cơ quan hoặc người có thẩm quyền báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại Đoàn đại biểu Quốc hội;

    - Quốc hội thảo luận. Trước khi Quốc hội thảo luận, người được đề nghị miễn nhiệm, người bị đề nghị bãi nhiệm, cách chức có quyền phát biểu ý kiến;

    - Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;

    - Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức bằng hình thức bỏ phiếu kín;

    - Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết;

    - Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức;

    - Quốc hội thảo luận;

    - Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;

    - Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

    Sau khi miễn nhiệm Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước sẽ tạm thời giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới (căn cứ theo Điều 93 Hiến pháp 2013)

    Xem thêm bài viết:

    Ai có thể thay Chủ tịch nước trong thời gian bị khuyết?

    Vai trò của Bộ Chính trị là gì? Các thành viên Bộ Chính trị hiện nay là ai?

     
     
    277 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn motchutmoingay24 vì bài viết hữu ích
    admin (22/03/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận