Chủ tịch nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tên gọi là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #616657 21/09/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 515 lần


    Chủ tịch nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tên gọi là gì?

    Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia của Việt Nam, đứng đầu Nhà nước và đại diện cho đất nước về đối nội và đối ngoại. Vậy, Chủ tịch nước ban hành những văn bản quy phạm pháp luật nào?

    Chủ tịch nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tên gọi là gì?

    Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 thì có những văn bản sau đây do Chủ tịch nước ban hành là văn bản quy phạm pháp luật:

    Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

    Theo đó, Chủ tịch nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật là lệnh và quyết định, các văn bản còn lại do Chủ tịch nước ban hành là văn bản áp dụng pháp luật.

    Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật khác nhau như thế nào?

    Theo khoản 1, khoản 2 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:

    - Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

    - Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp dụng văn bản đó sau khi được ban hành.

    Còn về văn bản áp dụng pháp luật thì hiện nay chưa có quy định nào định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên có thể phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật như sau:

     

    Văn bản quy phạm pháp luật

    Văn bản áp dụng pháp luật

    Khái niệm

    Là văn bản có chứa quy phạm pháp luật (quy tắc xử sự chung), được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

    Là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước.

    Yếu tố cấu thành

    Có hiệu lực bắt buộc chung, áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện

    Là quy tắc xử sự đặc biệt, áp dụng một lần đối với một tổ chức cá nhân là đối tượng tác động của văn bản và mang tính cưỡng chế nhà nước

    Đối tượng áp dụng

    Rộng rãi, không xác định cụ thể là đối tượng nào, gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến văn bản

    Chỉ có hiệu lực đối với một hoặc một số đối tượng được xác định cụ thể trong văn bản

    Căn cứ ban hành

    Toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn như Hiến pháp, Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành

    Thường dựa vào văn bản quy phạm pháp luật và cả văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền.

    Hình thức, chủ thể, trình tự ban hành

    Hình thức và chủ thể được quy định rõ trong Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

    Chưa được quy định rõ

    Ai có quyền bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước?

    Theo Điều 164 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về việc giám sát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật như sau:

    - Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát văn bản quy phạm pháp luật.

    - Quốc hội bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

    - Ủy ban thường vụ Quốc hội đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

    - Hội đồng nhân dân bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trái với nghị quyết của mình, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

    Như vậy, Quốc hội có thẩm quyền bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước khi có dấu hiệu trái pháp luật.

     
    232 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận