Vấn đề tranh luận về chủ thể tội hiếp dâm đang là một trong những đề tài thảo luận sôi nổi trong các diễn đàn pháp luật.
Đúng là BLHS ko nói rõ là nam hay nữ thì có thể hiểu chủ thể tội phạm này là chủ thể thường. Nhưng xin thưa với các bạn rằng, trình độ lập pháp của ta còn kém, nên không phải là dùng từ ngữ nào thì sẽ hiểu như vậy đâu các bạn ạ.
Đơn cử, mình lấy ví dụ ở tội bức tử. Về mặt ngữ nghĩa hán việt, thì đây là hành vi giết người nhưng ko trực tiếp ra tay mà ép buộc người khác tự sát. Có thể nói, về bản chất thì đây là hành vi nguy hiểm hơn nhiều so với hành vi giết người thông thường. Nhưng thực tế thì sao? Thực tế người ta lại hiểu theo 1 nghĩa ngược lại, đó là không nguy hiểm bằng hành vi giết người.
Trở lại vấn đề thảo luận ở trên, mình đồng ý với các bạn rằng chủ thể tội hiếp dâm phải là chủ thể thường, và phải hiểu theo đúng nghĩa theo như quy định của BLHS.
Nhưng mình không đồng ý với ý kiến một số bạn khi cho rằng giáo trình luật HS của trường đại học luật viết không chính xác.Tại sao các giáo trình luật và trong thực tiễn xét xử người ta mặc nhiên thừa nhận dấu hiệu chủ thể tội hiếp dâm là chủ thể đặc biệt (tức chỉ nam giới là người thực hành)? Tất cả đều có nguyên nhân của nó.
Và nguyên nhân của tình trạng này đó chính là xuất phát từ hướng dẫn của tòa án nhân dân tối cao về đường lối xét xử loại tội phạm này từ năm 1967 (từ khi chưa có BLHS ra đời). Từ đó tới nay, theo lối mòn tư duy và tiền lệ trước đó nên mọi người đều mặc nhiên thừa nhận chủ thể tội hiếp dâm là nam giới.
Các bạn nào có quan tâm về vấn đề này có thể tìm đọc "
#ffffff;">bản tổng kết và hướng dẫn số 329-HS2 ngày 11/2/1967 của Toà án nhân dân tối cao về đường lối xét xử tội hiếp dâm và một số tội phạm khác về mặt tình dục".
Một tiền lệ rất xấu của Việt Nam là khi một văn bản pháp luật mới ra đời mà không có hướng dẫn áp dụng thì những người áp dụng pháp luật sẽ rất lúng túng và không dám thực thi (vì sợ sai), thông thường phải hỏi ý kiến cấp trên rồi mới dám quyết định. Do đó, các nghị định, nghị quyết, thông tư, ... và các bản hướng tổng kết kinh nghiệm xét xử... dường như là kim chỉ nam cho hành động của những người thực thi pháp luật, và trong hoạt động xét xử đó là thẩm phán.Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!