Chủ thể của Luật hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #183256 05/05/2012

    vanduc93

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/05/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chủ thể của Luật hình sự

    Chủ thể của Luật hình sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.Đúng hay sai và giải thích.Mọi người xem nhanh và giúp mình với(còn 1 tuần nữa thi rùi) emoticon
    Thanks

     
    73175 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vanduc93 vì bài viết hữu ích
    trinhlan_sgulaw (06/05/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #183258   05/05/2012

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Bạn thấy trong bộ luật Hình sự 2009 có  điều luật nào quy định pháp nhân là chủ thể của Luật hình sự không?
    trong giáo trình luật hình sự cũng ghi rõ ràng chủ thể của luật hình sự chỉ có thể là cá nhân mà.
     Pháp luật Việt Nam không thừa nhận chủ thể của Luật Hình Sự là pháp nhân.
    Cập nhật bởi ntdieu ngày 05/05/2012 05:36:55 CH Sửa pháp nhân => Cá nhân. Cập nhật bởi caythongnoel ngày 05/05/2012 04:56:51 CH

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #183347   06/05/2012

    huyet_cong_tu
    huyet_cong_tu

    Mầm

    , Vietnam
    Tham gia:30/07/2010
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 509
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 24 lần


    caythongnoel viết:
    Bạn thấy trong bộ luật Hình sự 2009 có  điều luật nào quy định pháp nhân là chủ thể của Luật hình sự không?
    trong giáo trình luật hình sự cũng ghi rõ ràng chủ thể của luật hình sự chỉ có thể là cá nhân mà.
     Pháp luật Việt Nam không thừa nhận chủ thể của Luật Hình Sự là pháp nhân.


    chào bạn, đọc bài của bạn, mình có vài ý kiến như sau:
    1. "Bạn thấy trong bộ luật Hình sự 2009 có  điều luật nào quy định pháp nhân là chủ thể của Luật hình sự không?", bạn nói vậy nghĩa là phải có điều luật nào quy định pháp nhân là chủ thể của LHS mới được hay sao? Vậy xin hỏi bạn điều luật nào quy định pháp nhân không phải là chủ thể của LHS?
    2. "trong giáo trình luật hình sự cũng ghi rõ ràng chủ thể của luật hình sự chỉ có thể là cá nhân mà", giáo trình nào vậy bạn, của ai viết vậy bạn? bạn có thể chỉ rõ ràng chỉ mình ở trang nào k?bạn khẳng định giáo trình ghi rõ ràng vậy chắc bạn có thể dẫn ra được.
    3. "Pháp luật Việt Nam không thừa nhận chủ thể của Luật Hình Sự là pháp nhân". Pháp luật VN quy định như thế nào vậy bạn? Văn bản nào vậy, bạn chỉ dùm mình được k?
    4. cuối cùng, xin hỏi bạn hiểu thế nào là chủ thể của LHS vậy?
     
    Báo quản trị |  
  • #184966   12/05/2012

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    huyet_cong_tu viết:
    caythongnoel viết:
    Bạn thấy trong bộ luật Hình sự 2009 có  điều luật nào quy định pháp nhân là chủ thể của Luật hình sự không?
    trong giáo trình luật hình sự cũng ghi rõ ràng chủ thể của luật hình sự chỉ có thể là cá nhân mà.
     Pháp luật Việt Nam không thừa nhận chủ thể của Luật Hình Sự là pháp nhân.


    chào bạn, đọc bài của bạn, mình có vài ý kiến như sau:
    1. "Bạn thấy trong bộ luật Hình sự 2009 có  điều luật nào quy định pháp nhân là chủ thể của Luật hình sự không?", bạn nói vậy nghĩa là phải có điều luật nào quy định pháp nhân là chủ thể của LHS mới được hay sao? Vậy xin hỏi bạn điều luật nào quy định pháp nhân không phải là chủ thể của LHS?
    2. "trong giáo trình luật hình sự cũng ghi rõ ràng chủ thể của luật hình sự chỉ có thể là cá nhân mà", giáo trình nào vậy bạn, của ai viết vậy bạn? bạn có thể chỉ rõ ràng chỉ mình ở trang nào k?bạn khẳng định giáo trình ghi rõ ràng vậy chắc bạn có thể dẫn ra được.
    3. "Pháp luật Việt Nam không thừa nhận chủ thể của Luật Hình Sự là pháp nhân". Pháp luật VN quy định như thế nào vậy bạn? Văn bản nào vậy, bạn chỉ dùm mình được k?
    4. cuối cùng, xin hỏi bạn hiểu thế nào là chủ thể của LHS vậy?

    Chân thành cảm ơn những câu hỏi có thể bạn cho rằng đó là đúng theo quan điểm của bạn, nhưng theo tôi nó sẽ thuyết phục hơn khi bạn đọc qua giáo trình luật Hình Sự cộng Bộ luật Hình Sự, câu trả lời của tôi đã có sẵn ở trong đó. Thân

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #185073   12/05/2012

    huyet_cong_tu
    huyet_cong_tu

    Mầm

    , Vietnam
    Tham gia:30/07/2010
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 509
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 24 lần


    caythongnoel viết:
    Chân thành cảm ơn những câu hỏi có thể bạn cho rằng đó là đúng theo quan điểm của bạn, nhưng theo tôi nó sẽ thuyết phục hơn khi bạn đọc qua giáo trình luật Hình Sự cộng Bộ luật Hình Sự, câu trả lời của tôi đã có sẵn ở trong đó. Thân


    Chào bạn, mình đã đọc giáo trình LHS, cũng đã đọc LHS, nhưng mình vẫn thấy thắc mắc khi thấy câu trả lời của bạn. Nếu bạn không thể chỉ rõ sách nào cũng như điều khoản nào để làm rõ những điều bạn đã nói thì mong bạn đừng có khẳng định chắc chắn kiểu như "giáo trình ghi rõ ràng" hay là "pháp luật quy định thế này thế nọ". Đây là diễn đàn luật và bạn cũng là mod, vậy nên bạn nên khi đăng bài thì bạn nên để tâm một chút, nói phải có cơ sở, đừng có kiểu sách này sách nọ, ngụy biện kiểu vậy còn kém lắm bạn à. Nếu bạn chỉ định viết bài cho vui thôi thì có lẽ box này không hợp đâu bạn, mình nghĩ bạn nên sang "Phòng giảm xì trét" để giải trí thì hợp hơn. Cuối cùng, mình không có rảnh hơi đâu mà đâm bị thóc chọc bị gạo đâu, mình chỉ tình cờ thấy bài viết hay ho của bạn nên phản hồi thôi. nếu bạn không trả lời được những câu mình hỏi thì thôi vậy, không cần phải chỉ mình đọc sách này sách nọ đâu. Không đáng gì đâu. Chào bạn
     
    Báo quản trị |  
  • #185124   12/05/2012

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    huyet_cong_tu viết:
    caythongnoel viết:
    Chân thành cảm ơn những câu hỏi có thể bạn cho rằng đó là đúng theo quan điểm của bạn, nhưng theo tôi nó sẽ thuyết phục hơn khi bạn đọc qua giáo trình luật Hình Sự cộng Bộ luật Hình Sự, câu trả lời của tôi đã có sẵn ở trong đó. Thân


    Chào bạn, mình đã đọc giáo trình LHS, cũng đã đọc LHS, nhưng mình vẫn thấy thắc mắc khi thấy câu trả lời của bạn. Nếu bạn không thể chỉ rõ sách nào cũng như điều khoản nào để làm rõ những điều bạn đã nói thì mong bạn đừng có khẳng định chắc chắn kiểu như "giáo trình ghi rõ ràng" hay là "pháp luật quy định thế này thế nọ". Đây là diễn đàn luật và bạn cũng là mod, vậy nên bạn nên khi đăng bài thì bạn nên để tâm một chút, nói phải có cơ sở, đừng có kiểu sách này sách nọ, ngụy biện kiểu vậy còn kém lắm bạn à. Nếu bạn chỉ định viết bài cho vui thôi thì có lẽ box này không hợp đâu bạn, mình nghĩ bạn nên sang "Phòng giảm xì trét" để giải trí thì hợp hơn. Cuối cùng, mình không có rảnh hơi đâu mà đâm bị thóc chọc bị gạo đâu, mình chỉ tình cờ thấy bài viết hay ho của bạn nên phản hồi thôi. nếu bạn không trả lời được những câu mình hỏi thì thôi vậy, không cần phải chỉ mình đọc sách này sách nọ đâu. Không đáng gì đâu. Chào bạn

    bạn có thấy hàng loạt những comment của thành viên danluat bên dưới không? bạn cũng học luật đúng không nào? giáo trình mình học là giáo trình luật hình sự của anh cả Đại học luật Hà Nội, bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 có ghi rõ từng điều luật cụ thể rằng, Người nào...vâng, người nào ở đây là cá nhân  theo pháp luật Việt Nam chứ không hiểu theo Tư pháp quốc tế.  Nếu bạn nói vậy bạn hãy dẫn chứng những sự kiện pháp lí liên quan đến "pháp nhân hay tổ chức chịu trách nhiệm hình sự xem, 
    Hơn nữa mình nói thêm, nhiệm vụ của Mod dân luật không nhất thiết là phải trả lời những câu hỏi mà là căn cứ theo thỏa ước sử dụng để xem xét bạn có vi phạm điều mà bạn tự nguyện đồng ý khi tham gia diễn đàn hay  không, còn theo quan điểm của tôi, luật hình sự quy định cá nhân chịu TNHS và không có pháp nhân chịu TNHS, 
    Tôi lấy ví dụ cho bạn nhé:
    Bạn và  người khác thậm chí nhiều người khác, cùng tham gia thực hiện một tộ phạm, nhưng khi tuyên phạt bạn có đại diện cho những người còn lại chịu TNHS không? Hay ngược lại người khác có chịu thay cho bạn không? Thậm chí nhân nhân của bạn có chịu thay cho bạn không?
    Nếu bạn đang làm ở một công ty nào đó, cứ cho rằng bạn là giám đốc, hay đại loại là chủ tịch HĐQT đi, nhưng khi bạn tham gia với người khác trong cơ câu cong ty thực hiện vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản , nhưng khi tuyên phạt, HĐXX có tuyên bạn chịu TNHS thay cho những người còn lại hay ngược lại không?
    Tôi chỉ đơn  giản luật không quy định.
    Còn giáo trình tôi học, nội dung chủ yếu nằm trong quyển giáo trình luật hình sự của ĐH luật HN và Đh luật TPHCM, thầy cô khoa luật ĐH Đà Lạt dạy tôi trên quan điểm chung và cốt lõi là như thế, chỉ khác ở chỗ bài giảng mỗi người mỗi khác nhưng không đi lệch đường lối chung đâu bạn.
     Quan điểm tiếp theo, bạn nói tôi nên sang phòng giảm sì Trét, đồng ý với bạn nhung bạn ah, để cho thành viên danluat giảm được sì trét cũng dễ mà cũng rất khó, nếu được bạn cố gắng tiến lên MOD đi, tôi tin rằng anh BTV và anh chị trong BQT luôn mở của đón bạn.
    Hơn nữa các cô, bác anh chị là người có kiến thức am hiểu, sâu rộng nên biết tôi nói gì, căn cứ ở đâu, nên mọi người mỗi một quan điểm giúp làm ra vấn đề chủ topic hỏi. Nhưng tôi cũng phải nói thêm Nội quy tôi nhận được từ BQT khi tôi lên MOD là:" phòng sinh viên không phải là nơi hỏi bài học" chắc bạn hiểu chứ? Đó là lí do tại sao mỗi thành viên khi vô tham gia mọi người đều có quan điểm chung là hãy đưa ra quan điểm của mình trước rồi chúng ta sẽ cùng làm sáng tỏ. 
    Đơn giản vì không ai cho rằng quan điểm của mình là đúng. Mà là hơn nhau ở chỗ ai thuyết phục hơn thôi, nên bạn thấy đấy, ở dưới câu trả lời của tôi có hàng loạt quan điểm, giống tôi cũng có, khác tôi cũng không ít, có ai đấm ngực xưng tên rằng toi đúng không bạn?
    Bạn nói tôi ngụy biên?
    Tôi không cho đó là ý kiến hay. Vì đó là quan điểm của tôi, tôi có bắt bạn tin theo tôi như tin một chân lí của luật pháp không? vậy những comment ở dưới cũng chỉ là ngụy biện hết sao?
     Bạn không cần mình chỉ bạn đọc sách nọ sách kia, đồng ý thôi, nhưng có lẽ thầy cô bạn cũng đã cho bạn biết những nội dung cơ bản của luật hình sự, học phần I. Nếu bạn cho rằng chủ thể chịu TNHS là pháp nhân hay tổ chức vậy bạn hãy chứng minh bằng Luật hình sự Việt Nam hiện hành đi, để cho mở tầm mắt và thuyết phục mọi người nữa.

    Bạn cho rằng mình không rảnh hơi, tôi cũng tôn trọng quan điểm đó, nhưng liệu có đúng đắn khi bạn lại hỏi và mong bẻ lại những câu hỏi có thể nói là rất cơ bản mà từ lâu chưa ai bẻ được, còn quan điểm thì hàng vạn, hàng triệu, nhưng rồi quy về một mối rằng, cá nhân chịu TNHS.
    Hi vọng bạn có đủ lập trường, kiến thức có thể lập ra mọt điều luật quy đinh pháp nhân chịu TNHS, theo đúng tình hình và xu thế chung của các nhà lập pháp Việt Nam.
    Nếu xét về ngôn ngữ bạn viết mình cũng thấy bạn sai sót những cái cơ bản nhất, 
    ví dụ: Bộ luật hình sự chứ không phải luật hình sự như bạn nói trên.
    Sách giáo trình luật hình sự theo tôi cũng chỉ là dẫn giải cho bạn hiểu cái cốt lõi, bản chất những quy định, tinh thần của Bộ luật Hình sự. Bạn có cần đọc thêm những quyển sách bình luận khoa học Hình sự để nắm vưng hơn không?
    Bạn nói tôi chỉ bạn đọc sách, và hơn nữa còn bảo không đáng. Có lẽ vì vậy mà bạn lại có những ý kiến này.
    CHúc bạn học tốt, nếu có công tác rồi thì chúc bạn công tác tốt và thể hiện bản lĩnh của mình bằng những cái gì đang hiện hữu, đang có giá trị áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam mình đã kí kết.
    Thân ái

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #185140   13/05/2012

    huyet_cong_tu
    huyet_cong_tu

    Mầm

    , Vietnam
    Tham gia:30/07/2010
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 509
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 24 lần


    caythongnoel viết:

    bạn có thấy hàng loạt những comment của thành viên danluat bên dưới không? bạn cũng học luật đúng không nào? giáo trình mình học là giáo trình luật hình sự của anh cả Đại học luật Hà Nội, bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 có ghi rõ từng điều luật cụ thể rằng, Người nào...vâng, người nào ở đây là cá nhân  theo pháp luật Việt Nam chứ không hiểu theo Tư pháp quốc tế.  Nếu bạn nói vậy bạn hãy dẫn chứng những sự kiện pháp lí liên quan đến "pháp nhân hay tổ chức chịu trách nhiệm hình sự xem, 
    Hơn nữa mình nói thêm, nhiệm vụ của Mod dân luật không nhất thiết là phải trả lời những câu hỏi mà là căn cứ theo thỏa ước sử dụng để xem xét bạn có vi phạm điều mà bạn tự nguyện đồng ý khi tham gia diễn đàn hay  không, còn theo quan điểm của tôi, luật hình sự quy định cá nhân chịu TNHS và không có pháp nhân chịu TNHS, 
    Tôi lấy ví dụ cho bạn nhé:
    Bạn và  người khác thậm chí nhiều người khác, cùng tham gia thực hiện một tộ phạm, nhưng khi tuyên phạt bạn có đại diện cho những người còn lại chịu TNHS không? Hay ngược lại người khác có chịu thay cho bạn không? Thậm chí nhân nhân của bạn có chịu thay cho bạn không?
    Nếu bạn đang làm ở một công ty nào đó, cứ cho rằng bạn là giám đốc, hay đại loại là chủ tịch HĐQT đi, nhưng khi bạn tham gia với người khác trong cơ câu cong ty thực hiện vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản , nhưng khi tuyên phạt, HĐXX có tuyên bạn chịu TNHS thay cho những người còn lại hay ngược lại không?
    Tôi chỉ đơn  giản luật không quy định.
    Còn giáo trình tôi học, nội dung chủ yếu nằm trong quyển giáo trình luật hình sự của ĐH luật HN và Đh luật TPHCM, thầy cô khoa luật ĐH Đà Lạt dạy tôi trên quan điểm chung và cốt lõi là như thế, chỉ khác ở chỗ bài giảng mỗi người mỗi khác nhưng không đi lệch đường lối chung đâu bạn.
     Quan điểm tiếp theo, bạn nói tôi nên sang phòng giảm sì Trét, đồng ý với bạn nhung bạn ah, để cho thành viên danluat giảm được sì trét cũng dễ mà cũng rất khó, nếu được bạn cố gắng tiến lên MOD đi, tôi tin rằng anh BTV và anh chị trong BQT luôn mở của đón bạn.
    Hơn nữa các cô, bác anh chị là ngư��i có kiến thức am hiểu, sâu rộng nên biết tôi nói gì, căn cứ ở đâu, nên mọi người mỗi một quan điểm giúp làm ra vấn đề chủ topic hỏi. Nhưng tôi cũng phải nói thêm Nội quy tôi nhận được từ BQT khi tôi lên MOD là:" phòng sinh viên không phải là nơi hỏi bài học" chắc bạn hiểu chứ? Đó là lí do tại sao mỗi thành viên khi vô tham gia mọi người đều có quan điểm chung là hãy đưa ra quan điểm của mình trước rồi chúng ta sẽ cùng làm sáng tỏ. 
    Đơn giản vì không ai cho rằng quan điểm của mình là đúng. Mà là hơn nhau ở chỗ ai thuyết phục hơn thôi, nên bạn thấy đấy, ở dưới câu trả lời của tôi có hàng loạt quan điểm, giống tôi cũng có, khác tôi cũng không ít, có ai đấm ngực xưng tên rằng toi đúng không bạn?
    Bạn nói tôi ngụy biên?
    Tôi không cho đó là ý kiến hay. Vì đó là quan điểm của tôi, tôi có bắt bạn tin theo tôi như tin một chân lí của luật pháp không? vậy những comment ở dưới cũng chỉ là ngụy biện hết sao?
     Bạn không cần mình chỉ bạn đọc sách nọ sách kia, đồng ý thôi, nhưng có lẽ thầy cô bạn cũng đã cho bạn biết những nội dung cơ bản của luật hình sự, học phần I. Nếu bạn cho rằng chủ thể chịu TNHS là pháp nhân hay tổ chức vậy bạn hãy chứng minh bằng Luật hình sự Việt Nam hiện hành đi, để cho mở tầm mắt và thuyết phục mọi người nữa.

    Bạn cho rằng mình không rảnh hơi, tôi cũng tôn trọng quan điểm đó, nhưng liệu có đúng đắn khi bạn lại hỏi và mong bẻ lại những câu hỏi có thể nói là rất cơ bản mà từ lâu chưa ai bẻ được, còn quan điểm thì hàng vạn, hàng triệu, nhưng rồi quy về một mối rằng, cá nhân chịu TNHS.
    Hi vọng bạn có đủ lập trường, kiến thức có thể lập ra mọt điều luật quy đinh pháp nhân chịu TNHS, theo đúng tình hình và xu thế chung của các nhà lập pháp Việt Nam.
    Nếu xét về ngôn ngữ bạn viết mình cũng thấy bạn sai sót những cái cơ bản nhất, 
    ví dụ: Bộ luật hình sự chứ không phải luật hình sự như bạn nói trên.
    Sách giáo trình luật hình sự theo tôi cũng chỉ là dẫn giải cho bạn hiểu cái cốt lõi, bản chất những quy định, tinh thần của Bộ luật Hình sự. Bạn có cần đọc thêm những quyển sách bình luận khoa học Hình sự để nắm vưng hơn không?
    Bạn nói tôi chỉ bạn đọc sách, và hơn nữa còn bảo không đáng. Có lẽ vì vậy mà bạn lại có những ý kiến này.
    CHúc bạn học tốt, nếu có công tác rồi thì chúc bạn công tác tốt và thể hiện bản lĩnh của mình bằng những cái gì đang hiện hữu, đang có giá trị áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam mình đã kí kết.
    Thân ái



           

           Chào caythongnoel,
           Nói đi nói lại, bạn cũng k dẫn ra được cơ sở nào rõ ràng cho câu trả lời của mình nhỉ, tiếc quá. Được rồi, mình có vài ý kiến trao đổi với bạn như sau:

           Đầu tiên,chắc phải nhắc lại câu hỏi mà vanduc93 đã hỏi nhỉ: "Chủ thể của Luật hình sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.Đúng hay sai và giải thích". Rồi, không biết bạn hiểu "Chủ thể của LHS" là những ai nhỉ? Đừng nói với mình bạn đánh đồng chủ thể của LHS với chủ thể của tội phạm nha. Vậy nên bạn về nhà xem lại rồi hãy nói mình "dẫn chứng những sự kiện pháp lí liên quan đến "pháp nhân hay tổ chức chịu trách nhiệm hình sự xem,", bởi lẽ mình không chứng minh được như vậy đâu ^^.
           Tiếp theo, không biết những người khác thì sao, nhưng đối với mình thì khi vào các diễn đàn mình thường tin tưởng Mod hơn là các thành viên khác, tự nhủ “phải giỏi thì mới được làm Mod nhỉ” ;)). Bởi vậy, mình không nghĩ Mod nhất thiết phải trả lời các câu hỏi của các thành viên khác, nhưng mà khi Mod đã ra tay thì phải làm những người khác tâm phục khẩu phục, hay ít ra, nói phải có cơ sở, phải có lý chứ không phải chỉ thuận tay gõ vài chữ chơi ^^, nói chung, đã là Mod thì phải có trách nhiệm với bài viết của mình nhiều hơn những người khác một chút. Thôi, đó chỉ là mình nghĩ vậy thôi, mình chưa bao giờ là Mod nên cũng k hiểu công việc của Mod đâu ^^.

          Nếu bạn nghĩ những người tham gia diễn đàn này đều biết những gì bạn nói, cũng như biết được cơ sở ở đâu thì chắc là bạn nhầm rồi, phải có người này người nọ, không phải ai cũng giỏi như bạn, cũng không phải ai cũng có quan điểm như bạn nên mong bạn nói gì thì cũng chỉ rõ cơ sở ra nha, diễn đàn luật mà ^^

         :-?, vậy thôi, rất vui được trao đổi với bạn, chúc bạn vui vẻ và thành công trong cuộc sống, nhất là với vị trí Mod mà bạn đang làm.

         Chào bạn


    Nhắn : Bạn nên tập trung thảo luận về nội dung chủ đề, không nên lấy chức danh Mod của caythongnoel làm dẫn chứng. Trừ khi có thông báo rõ ràng trong bài viết, các MOD luôn thảo luận với tư cách cá nhân như một thành viên bình thường. ntdieu.

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 13/05/2012 08:49:51 SA thêm lời nhắn
     
    Báo quản trị |  
  • #183278   05/05/2012

    thanhlaw.phamlhn
    thanhlaw.phamlhn
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/12/2011
    Tổng số bài viết (358)
    Số điểm: 2095
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 132 lần


    Bạn đưa ra câu hỏi này cho thấy bạn chưa đọc kỹ phần chung của giáo trình luật Hình sự và bài giảng của giáo viên. Đặc biệt Bộ luật hình sự năm 1999, BLHS năm 1999 đã được sửa đổi bổ sung. sung.

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/thanh-vien/thanhlaw.phamlhn

    Mobile: 0123 943 7763

     
    Báo quản trị |  
  • #183304   06/05/2012

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần


    vanduc93 viết:
    Chủ thể của Luật hình sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.Đúng hay sai và giải thích.Mọi người xem nhanh và giúp mình với(còn 1 tuần nữa thi rùi) emoticon
    Thanks


    Một câu hỏi khá ngơ ngẩn! Sẽ tạm bỏ qua nếu bạn không học luật còn nếu là dân luật thì không thể tha thứ được!
     
    Báo quản trị |  
  • #183462   06/05/2012

    trinhlan_sgulaw
    trinhlan_sgulaw
    Top 150
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2011
    Tổng số bài viết (550)
    Số điểm: 5959
    Cảm ơn: 400
    Được cảm ơn 289 lần


    garan viết:
    vanduc93 viết:
    Chủ thể của Luật hình sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.Đúng hay sai và giải thích.Mọi người xem nhanh và giúp mình với(còn 1 tuần nữa thi rùi) emoticon
    Thanks


    Một câu hỏi khá ngơ ngẩn! Sẽ tạm bỏ qua nếu bạn không học luật còn nếu là dân luật thì không thể tha thứ được!

    Chào Garan!
    Theo mình đây là một câu hỏi khá hay.
    Vì đây là một câu hỏi bỏ ngõ của các nhà làm luật trong thời gian qua.
    Thân

    Trịnh Lan

    trinhlan0502@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #183461   06/05/2012

    trinhlan_sgulaw
    trinhlan_sgulaw
    Top 150
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2011
    Tổng số bài viết (550)
    Số điểm: 5959
    Cảm ơn: 400
    Được cảm ơn 289 lần


    vanduc93 viết:
    Chủ thể của Luật hình sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.Đúng hay sai và giải thích.Mọi người xem nhanh và giúp mình với(còn 1 tuần nữa thi rùi) emoticon
    Thanks


    Chào bạn Vanduc93!
    Câu hỏi của bạn,mình cũng từng thắc mắc.Thầy giáo dạy hình sự của mình cũng từng cho lớp thảo luận để lấy điểm.
    Mình xin chia sẻ cho bạn như sau:
    Thực chất không nên nói nó đúng hay sai?
    Pháp Nhân có phải là chủ thể của Luật Hình Sự hay không?
    Mình xin chia sẻ tài liệu cho bạn:Bạn tìm cuốn bình luận của Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Phạm Hồng Quỳ :Trường ĐHoc Luật Thành Phố Hồ Chí Minh.
    Hoặc bạn có thể vào trang"Cafeluat.com" trong đó có một bài của Tiến Sĩ Phạm Hồng Hải(tạp chí luật học 6/1999).
    Nếu bạn không tìm thấy có thể gửi mail cho mình,mình sẽ chuyển cho bạn.
    Pháp nhân ở một số nược trên thế giới như Pháp,Công Hòa Dân Chủ Trung Hoa thì có quy định Pháp Nhân là chủ thể của Luật Hình sự.Còn hiện tại tại bộ luật hình sự hiện hành thì ở Nước ta không quy định bạn ah.
    Cuối cùng mình cho bạn một ví dụ tiêu biể để bạn suy ngẫm nhé:
    Vụ vedan tại sao luật hình sự không xử lý?
    .
    Thân..!


    Trịnh Lan

    trinhlan0502@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #184020   08/05/2012

    h2c_2310
    h2c_2310

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2012
    Tổng số bài viết (46)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 25 lần


    chủ thể của luật hình sự là nhà nước và người phạm tội
    khi người phạm tội thực hiện một hay nhiều tội pạhm thì lúc này bằng sức mạnh của mình nhà nước tham gia vài quan hệ pháp luật hình sự trừng trị người phạm tội theo ý chí của mình mà những ý chí đó đã được luật hóa thành các điều, khỏan, mục trong blhs
    trên quan điểm cá thể hóa hình phạt thì pháp nhân không thể là chủ thể của pháp luật hình sự
     
    Báo quản trị |  
  • #185146   13/05/2012

    trinhlan_sgulaw
    trinhlan_sgulaw
    Top 150
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2011
    Tổng số bài viết (550)
    Số điểm: 5959
    Cảm ơn: 400
    Được cảm ơn 289 lần


    Chào huyet_cong_tu..!!!
    hihi.Bạn ơi,mỗi người có một cái lý và muốn bảo vệ những luận điểm của mình thôi.
    :) Người cùng một diễn đàn ,không nên trách cứ nhau vậy nhá.
    hì...!Mỗi người giỏi một lĩnh vực thôi bạn ah..Trao đổi bổ sung cho nhau nhé.
    Vị trí Mod hay là thành viên cũng bình đẳng thôi mà...Ai cũng có quyền tranh luân.
    Caythongnoel cũng như chúng ta,là những thành viên trong diễn đàn .Bình đăng mà
    .........
    Câu hỏi của bạn vanduc93 rất hay đó!
    Hì,câu này Thầy Giáo mình đang làm đề tài khoa học luôn nà.
    Mình đã từng gửi cho anh Hiếu trên diễn đàn một bài bình luận vấn đề này:
    Gửi cho bạn xem nhá: ( có thể bạn đã bắt gặp bài viết này rùi)..: hì...Dài đó chịu khó nghiên cứu ha..:) ^^

    #c8c8c8; color: #333333; background-color: #fafafa; font-family: tahoma, calibri, verdana, geneva, sans-serif;">Pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay không?

    #fafafa; font-family: arial, verdana, tahoma, calibri, geneva, sans-serif;">
    1. Câu hỏi pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay không từ trước tới nay vẫn đang còn là vấn đề tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu khoa học pháp lí không những ở nước ta mà còn ở những nước khác trên thế giới trong đó có cả các quốc gia mà ở đó pháp luật hình sự hiện hành đã coi pháp nhân như một trong những chủ thể của tội phạm. ở nước ta, từ trước tới nay, pháp luật hình sự luôn luôn không coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Ngay trong khoa học hầu như cũng không ai đặt vấn đề có nên hay không nên coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Trong mấy năm gần đây, vấn đề pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay không được bàn nhiều đến bởi một số lí do sau đây: Thứ nhất, vừa qua Nhà nước đã tiến hành sửa đổi cơ bản Bộ luật hình sự nên việc nghiên cứu, đánh giá lại tất cả các chế định của luật hình sự trong đó có chế định về chủ thể của tội phạm đã được các nhà khoa học quan tâm và mặc dù trong Bộ luật hình sự (BLHS) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đầu tháng 12/1999 pháp nhân vẫn chưa được coi là chủ thể của tội phạm; thứ hai, trong những năm gần đây sự giao lưu của nước ta với các nước trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực khoa học pháp lí hình sự ngày càng được mở rộng và điều này đặt ra cho những nhà khoa học pháp lí vấn đề nên, chưa nên hoặc không nên học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực lập pháp của các quốc gia khác; thứ ba, trong thời gian qua nhiều trung tâm thông tin đã sưu tầm tài liệu, đặc biệt đã biên dịch nhiều văn bản pháp luật hình sự của nước ngoài để cho Ban soạn thảo BLHS, các cơ quan giúp việc của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và nhân dân tham khảo khi đóng góp ý kiến xây dựng BLHS và điều này đã gây không ít tranh luận trong giới khoa học cũng như các cán bộ làm công tác thực tiễn về chế định chủ thể tội phạm. Giờ đây, pháp nhân có thể được coi là chủ thể của tội phạm không đã và luôn là câu hỏi nghiêm túc trước những người làm công tác nghiên cứu khoa học pháp lí hình sự và nó cũng cần có câu trả lời nghiêm túc và khoa học.
    2. Vi phạm pháp luật là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp và tính lịch sử. Tội phạm là một trong các loại vi phạm pháp luật nên nó cũng có những tính chất như vậy. Việc quy định hành vi nào là tội phạm, ai là chủ thể của tội phạm (người thực hiện hành vi bị coi là tội phạm có thể bị xử lí về hình sự) phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị xã hội (đây cũng là một trong những biểu hiện tính giai cấp của tội phạm). Tuy nhiên, trong mọi lĩnh vực, ý chí của giai cấp thống trị không phải là bất biến mà ngược lại, nó cũng thay đổi theo tiến trình phát triển của xã hội. Vào thời kì này, Nhà nước coi những hành vi này là tội phạm, những người này là chủ thể của tội phạm nhưng vào thời kì khác do những điều kiện lịch sử cụ thể chi phối, Nhà nước có thể thay đổi những quy định của mình về tội phạm. Đây chính là biểu hiện của tính lịch sử của tội phạm.
    Xuất phát từ tính giai cấp và tính lịch sử của tội phạm nên việc quốc gia nào đó có sự thay đổi chính sách hình sự của mình trong đó có sự thay đổi về quan niệm cũng như các quy định về chủ thể tội phạm cũng là điều dễ hiểu, cũng chính vì thế không thể vội vàng nhận xét luật hình sự của nước này không khoa học khi nó quy định hay không quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Trong trường hợp này, điều cần đánh giá là vào thời điểm nào đó khi luật hình sự quy định hay không quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm có phù hợp với những điều kiện lịch sử cụ thể hay không?
    3. Ở nước ta, luật hình sự là một trong những ngành luật ra đời sớm nhất. Nhìn lại lịch sử của nước Việt Nam từ thời kì có pháp luật thành văn đến nay, pháp luật hình sự vẫn đứng vị trí đầu tiên cả về thời điểm xuất hiện cũng như số lượng các văn bản. ở mỗi thời kì khác nhau, do những đặc điểm về địa lí, chính trị, xã hội nên pháp luật hình sự nước ta ít nhiều bị ảnh hưởng bởi pháp luật hình sự của nước ngoài. Trong thời gian hơn nửa thế kỉ qua, pháp luật hình sự của nước ta đã chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi pháp luật hình sự của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là của Liên Xô (cũ). Và cũng như ở các quốc gia đó, pháp luật hình sự của nước ta chưa bao giờ coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Bộ luật hình sự mới nhất của Liên bang Nga được Đuma quốc gia thông qua ngày 24/5/1996 cũng không coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Điều 19 Bộ luật hình sự Liên bang Nga năm 1996 quy định: “Trách nhiệm hình sự chỉ thuộc về thể nhân có đủ năng lực trách nhiệm đạt tới độ tuổi do Bộ luật này quy định“. ở các nước XHCN Đông Âu trước đây pháp luật hình sự cũng không quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Lập luận cho điều này, các nhà khoa học pháp lí hình sự đều căn cứ vào nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và tính mục đích của hình phạt. Pháp nhân là tập thể của những con người cụ thể và hành vi vi phạm của pháp nhân được thực hiện bởi hành vi của những con người cụ thể nên pháp nhân không phải chịu trách nhiệm hình sự mà chịu trách nhiệm hình sự chính là những người (thể nhân) cụ thể đã thực hiện các hành vi vi phạm. Một trong những mục đích của hình phạt là giáo dục, cải tạo và hình phạt sẽ không có tác dụng nếu nó được áp dụng với pháp nhân mà không được áp dụng với con người cụ thể.
    Nghiên cứu những tài liệu hiện có ở Việt Nam, chúng tôi thấy rằng, trên thế giới hiện đã có một số nước mà ở đó pháp luật hình sự quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Điều 2.07 BLHS mẫu của Mĩ quy định trừ các công ti và hiệp hội được thành lập với tư cách là cơ quan của Nhà nước hoặc do Nhà nước thành lập nhằm thực hiện các chương trình của Nhà nước còn các công ti và hiệp hội khác đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm. Pháp nhân bao gồm các công ti và hiệp hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi không thực hiện những nghĩa vụ, nhiệm vụ mà luật quy định pháp nhân phải thực hiện; ban lãnh đạo hoặc một đại diện của pháp nhân thiếu thận trọng trong hành vi của mình nhân danh pháp nhân dẫn tới phạm tội.
    Bộ luật hình sự Cộng hòa Pháp 1994 tại Điều 121.2 có quy định trừ Nhà nước, các pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp quy định trong luật về các tội phạm được thực hiện vì lợi ích của họ bởi các cơ quan, đại diện của họ. Các pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm được thực hiện khi đã có thoả thuận về sự ủy quyền công vụ để thi hành các hoạt động của pháp nhân. Luật hình sự của Cộng hòa Pháp phân chia tội phạm thành ba loại: Trọng tội, khinh tội và tội vi cảnh nên khi pháp nhân phạm tội loại nào thì sẽ có hình phạt tương ứng, phù hợp với loại tội đó.
    Ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trước đây, pháp luật hình sự cũng không quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự mới nhất được thông qua tháng 3 năm 1997 đã có các quy định pháp nhân cũng là chủ thể của tội phạm. Tiết 4 chương III BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với tên gọi “Tội phạm có chủ thể là các cơ quan, đơn vị và tổ chức” có hai điều luật quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Điều 30 quy định: “Công ti, xí nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho x1 hội thì cũng bị coi là phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự“; Điều 31 quy định: “Công ti, xí nghiệp, cơ quan tổ chức, đoàn thể phạm tội sẽ bị phạt tiền; Người phụ trách và những người có trách nhiệm trực tiếp khác của đơn vị cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Phần riêng của Bộ luật này và những luật khác có những quy định liên quan đều phải dựa trên quy định này“.
    Qua thực tế thì thấy rằng, quan điểm coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm đã có từ lâu và hiện nay nó đã được chính thức thừa nhận ở một số quốc gia trong đó có cả những quốc gia từ trước tới nay không những không thừa nhận mà còn thậm chí còn phê phán. Những quốc gia có pháp luật hình sự coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm là những quốc gia có nền kinh tế phát triển hoặc đang phát triển. Cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân được giải thích rằng, ở các quốc gia này những vụ phạm tội với thủ đoạn lợi dụng danh nghĩa pháp nhân không còn là cá biệt và đã trở thành tương đối phổ biến; mặc dù không phải là con người cụ thể (thể nhân) nhưng có thể coi pháp nhân như một “con người pháp lí” cũng có năng lực tương tự như những thể nhân; bản thân pháp nhân cũng có khả năng chịu một số hình phạt nhất định của Nhà nước như phạt tiền, giải thể, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ lĩnh vực hoạt động nào đó…
    Mặc dù là thực thể trừu tượng nhưng pháp nhân được con người lập ra và hoạt động của nó (hành vi khách quan) chỉ có thể thực hiện được thông qua những con người cụ thể. Những con người đó hoặc là chỉ huy, lãnh đạo hoặc là đại diện của pháp nhân. Khi những người này thực hiện nghĩa vụ hoặc nhiệm vụ của pháp nhân thì ý chí và hành vi của họ được coi là ý chí và hành vi của pháp nhân. Trong điều kiện hiện nay, các hoạt động của xã hội về cơ bản là các hoạt động mang tính kinh tế do các cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện. Các vi phạm và tội phạm kinh tế hoặc là do cá nhân hoặc do pháp nhân thực hiện, vì vậy, nếu pháp nhân không được coi là chủ thể của tội phạm tức là mọi hành vi, việc làm của pháp nhân cho dù có nguy hiểm cho xã hội đến đâu cũng không được coi là tội phạm và không bị xử lí bằng các biện pháp nghiêm khắc nhất là hình phạt thì Nhà nước sẽ không kiểm soát được các hành vi vi phạm pháp luật của pháp nhân và đặc biệt là đã không sử dụng biện pháp hữu hiệu là biện pháp hình sự để chống lại các vi phạm và phục hồi lại các quan hệ xã hội đã bị xâm hại. Cũng như đối với thể nhân, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân và áp dụng hình phạt tương xứng đối với hành vi phạm tội của pháp nhân vừa có ý nghĩa chống và vừa có ý nghĩa phòng ngừa tội phạm. Trong trường hợp người đại diện cho pháp nhân thực hiện hành vi được coi là tội phạm, nếu pháp luật chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự với người đó mà không truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân trong khi chính pháp nhân lại được hưởng nhiều lợi ích mang lại từ hành vi phạm tội thì có nghĩa pháp luật đã bỏ lọt tội phạm và đây rõ ràng như kích thích tố khuyến khích những hành vi sai trái của pháp nhân. ở tất cả quốc gia mà pháp luật hình sự coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm thì đồng thời pháp luật hình sự cũng có hệ thống hình phạt riêng áp dụng cho pháp nhân phạm tội. Thực tiễn cũng đã chứng minh rằng, những hành vi phạm tội của pháp nhân thường xảy ra trong các hoạt động kinh tế với mục đích kiếm được lợi nhuận nhiều hơn và vì vậy, hình phạt tiền với số lượng lớn hoặc những hình phạt hạn chế quyền tự do kinh doanh của pháp nhân được coi là những hình phạt có tác dụng giáo dục và phòng ngừa hơn cả.
    4. So với một số quốc gia khác mà ở đó pháp luật hình sự coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm thì nhịp độ phát triển kinh tế của nước ta chưa cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trong số các tội phạm kinh tế có không ít các tội phạm do pháp nhân thực hiện. Báo cáo của ngành thuế hàng năm cho thấy, mỗi năm Nhà nước thất thu hàng nghìn tỉ đồng tiền thuế mà nguyên nhân của tình trạng này là do các cơ sở sản xuất kinh doanh cả của quốc doanh và ngoài quốc doanh trốn thuế. Báo cáo của ngành quản lí thị trường cũng chỉ ra tình trạng kinh doanh trái phép, làm và buôn bán hàng giả, lưu hành sản phẩm kém phẩm chất, vi phạm các quy định về quảng cáo v.v. đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Mặc dù vậy, việc xử lí về hình sự các hành vi vi phạm kể trên rất khó vì luật hình sự nước ta không coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Trong thực tiễn, đã có không ít vụ trốn thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (công ti trách nhiệm hữu hạn, công ti cổ phần, tổ sản xuất tư nhân…) bị đưa ra giải quyết bằng tố tụng hình sự và trong những trường hợp này cá nhân bị truy tố là giám đốc hoặc phó giám đốc. Các vụ trốn thuế ở các cơ sở kinh tế quốc doanh không được giải quyết bằng kênh tố tụng hình sự và thậm chí cả kênh hành chính đang bị xã hội lên án. Có lẽ chính vì Nhà nước không sử dụng biện pháp cứng rắn là biện pháp hình sự để xử lí các vi phạm kiểu trên của pháp nhân nên tình trạng dây dưa nợ đọng thuế của các doanh nghiệp với số lượng ngày càng tăng và tới một số lượng nào đó đẩy doanh nghiệp tới bờ phá sản thì để cứu doanh nghiệp, Nhà nước lại phải dùng biện pháp “đậy nợ” và đây chính là những gánh nặng cho ngân sách nhà nước, là một trong những nguyên nhân làm cho Nhà nước không thực hiện được một số chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Nghiên cứu tình hình tội phạm ở nước ta trong những năm gần đây thì thấy ngoài những trường hợp kẻ phạm tội lợi dụng danh nghĩa cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội như là thủ đoạn phạm tội còn có không ít trường hợp chính các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật trong việc không quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm để phạm tội. Vụ án vi phạm các quy định về quản lí và bảo vệ đất đai theo Điều 180 BLHS xảy ra ở xã Ngọc Thụy huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội là một thí dụ điển hình. Xuất phát từ chỗ ngân sách nhà nước cấp cho xã quá eo hẹp trong khi địa phương lại có nhu cầu xây dựng, trường học, trạm xá, bốt điện, đường đi… nên Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Đại hội xã viên đều nhất trí bán một diện tích rất lớn mặt hồ cho một số cơ quan nhà nước và cá nhân ở Hà Nội để lấy tiền đầu tư cho các công trình phúc lợi. Sau khi đã có Nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và Đại hội xã viên, chủ nhiệm hợp tác xã và một số trưởng thôn được giao trực tiếp thực thi nhiệm vụ. Sau một thời gian, các nghị quyết đã được thực hiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân xã Ngọc Thụy đã được cải thiện và đó cũng là lúc toàn bộ ban lãnh đạo Đảng ủy, ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Hợp tác xã và các trưởng thôn phải đứng trước vành móng ngựa về tội danh như đã nêu trên và nhận các mức án khác nhau. Rõ ràng ở đây ta thấy có những điều bất hợp lí là những người trực tiếp thực hiện các nghị quyết của tập thể thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn một tập thể người được hưởng lợi ích từ hành vi phạm tội lại vô can. Trong luật hình sự (mặc dù chưa có điều luật nào của BLHS nước ta quy định) người ta vẫn thừa nhận thi hành mệnh lệnh cấp trên trong những trường hợp không nhận thức được đó là mệnh lệnh trái pháp luật được coi là tình tiết loại trừ tính nguy hiểm của hành vi. Trong vụ việc nêu trên, chắc chắn có không ít người không thể nhận thức được các nghị quyết của Đảng ủy, ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Đại hội xã viên là sai trái và vì vậy, lẽ ra họ phải được loại khỏi phạm vi những người bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, dù thế nào chăng nữa, các tổ chức đã có nghị quyết sai trái và nghị quyết đó đã được thực hiện thông qua hành vi của những người đại diện thì tổ chức ấy không thể không chịu trách nhiệm. Trong trường hợp nêu trên, những người được tập thể ủy quyền đã rơi vào hoàn cảnh khó xử, nếu thực hiện sự ủy quyền của tập thể, họ trở thành kẻ hứng chịu trách nhiệm cho tập thể (cụ thể là bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn tập thể thì không); còn nếu không thực hiện họ đã vi phạm điều lệ của tổ chức và họ có thể bị kỉ luật. Rõ ràng như vậy là không công bằng và cái điều không công bằng này cần phải được khắc phục.
    Qua nghiên cứu tình hình tội phạm và thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự ở nước ta, chúng tôi cho rằng đã đến lúc trong pháp luật hình sự của nước ta phải có các quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Trước đây, chúng ta không quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm bởi khi ấy chưa cần thiết vì số các vi phạm pháp luật của pháp nhân đạt tới mức nguy hiểm như tội phạm còn ít, chưa đáng kể. Lí luận luật hình sự chỉ ra rằng để tội phạm hóa một hành vi ít nhất cần có ba điều kiện: Hành vi có tính nguy hiểm cao cho xã hội; hành vi tương đối phổ biến; hành vi có thể được chứng minh bằng tố tụng. Hiện nay, các loại vi phạm đó của pháp nhân đã tương đối phổ biến và việc giải quyết, xử lí chúng bằng biện pháp hình sự là cần thiết. Việc quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm xét về bản chất không có gì là bất cập cho việc áp dụng pháp luật hình sự nói riêng cũng như trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung. Chúng ta vẫn thừa nhận đồng phạm, phạm tội có tổ chức là những hình thức phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn hơn hình thức cá nhân phạm tội. Các vi phạm pháp luật của pháp nhân đều được thực hiện dưới hình thức đồng phạm và lẽ ra so với các vi phạm cùng loại chúng phải được coi là nguy hiểm hơn mới đúng. Vì vậy, không truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân khi pháp nhân có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng có nghĩa là người làm luật đã mắc phải sai lầm là luôn luôn coi hành vi vi phạm của pháp nhân không nguy hiểm bằng hành vi vi phạm của thể nhân (cá nhân) và điều này rõ ràng mâu thuẫn với lí luận về đồng phạm và mâu thuẫn với quan điểm rất quan trọng được thừa nhận trong luật hình sự là tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được đánh giá trước hết phải dựa vào tầm quan trọng của quan hệ xã hội nó xâm hại chứ không phải nó do cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện.
    Mặc dù Bộ luật hình sự sửa đổi của nước ta mới được thông qua nhưng theo quan điểm của chúng tôi, trong thời gian tới cần cụ thể hóa trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với các tội phạm về kinh tế mà pháp nhân thường thực hiện như trốn thuế, kinh doanh trái phép, làm hàng giả, vi phạm các quy định về quản lí đất đai, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường…
    Trong quan hệ pháp luật hình sự, người đứng đầu hoặc người đại diện của pháp nhân và pháp nhân không thể chịu trách nhiệm hình sự thay nhau. Người đứng đầu hoặc người đại diện đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi của họ được thực hiện trong phạm vi được ủy quyền. Pháp nhân không chịu trách nhiệm hình sự cùng người đứng đầu hoặc người đại diện nếu hành vi phạm tội của người này nằm ngoài sự ủy quyền của pháp nhân. Ngược lại, người đứng đầu hoặc đại diện của pháp nhân chỉ có thể phải chịu trách nhiệm hành chính hay kỉ luật về hành vi phạm tội của pháp nhân nếu họ không có lỗi hình sự đối với hành vi đó.
    Nếu những quy định trên đây trong tương lai được thể hiện trong Bộ luật hình sự, chúng tôi tin chắc rằng nguyên tắc công bằng và bình đẳng, nguyên tắc mọi hành vi phạm tội không thoát khỏi sự trừng trị của pháp luật sẽ được củng cố và đây sẽ là điều kiện quan trọng bảo đảm hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm của nước ta hiện nay./.
    T.S Phạm Hồng Hải
    Theo : Tạp chí Luật học số 06/1999


    Trịnh Lan

    trinhlan0502@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trinhlan_sgulaw vì bài viết hữu ích
    ntdieu (13/05/2012) huyet_cong_tu (13/05/2012)
  • #185207   13/05/2012

    huyet_cong_tu
    huyet_cong_tu

    Mầm

    , Vietnam
    Tham gia:30/07/2010
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 509
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 24 lần


    Chào trinhlan_sgulaw, rất cảm ơn về bài viết của bạn. Tuy vậy, mình nghĩ "chủ thể của LHS" trong câu hỏi của bạn vanduc93 và "chủ thể của tội phạm" trong bài viết của bạn là 2 vấn đề khác nhau, không biết ý bạn thế nào? ^^.
    Còn về vấn đề Mod và thành viên khác có bình đẳng hay không thì mình không biết nữa, nhưng mình nghĩ (lại nghĩ) Mod phải khác các thành viên thường. Vậy thôi nha, mình không nói nhiều về Mod, mặc dù cũng nghĩ nhiều lắm :).
    Một lần nữa rất cảm ơn bạn
    Chào bạn
     
    Báo quản trị |  
  • #185262   13/05/2012

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Vậy theo bạn Huyết công tử thấy chủ thể của TP có giống với chủ thể của Lhs không?
    quan điểm của bạn thế nào?
    Trở lại câu trả lời của tôi ngay từ đầu tôi hỏi lại chủ topic để làm gì?
    Chẳng phải là để bạn ấy tự đưa ra quan điểm, tự tìm dẫn chứng chứng minh nhận định đó sao?
    Tôi đưa ra cho bạn ấy những tài liệu cụ thể ở Giáo trình LHS của ĐH Luật HN và ĐH Luạt TPHCM, chỉ riêng bạn tìm không ra thôi, nếu tôi có file word tôi sẽ gửi mail cho bạn.
    Nếu được tôi sẽ gửi luôn cho bạn bộ luật HÌnh sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009
    trong đó từng điều luật đều cụ thể. Dẫn chứng đơn giản cho bạn thấy để bạn khỏi bỡ ngỡ:

    Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự

    #ff0000;">Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

    #ff0000;">Người nào theo pháp luật Việt Nam là cá nhân bạn ah, không phải là tổ chức nào cả,
    và điều luật nào cũng có hai chữ này đầu tiên, chưa có điều nào quy định pháp nhân phạm tội, hay tổ chức phạm tội...
    Đấy là ý cốt lõi tôi muốn cho bạn thấy chứ chẳng phải ngấu nghiến nhau chuyện là Mod hay không. Tôi không nói mình giỏi nhé, nhưng tôi trọng những gì đang có và đang được mọi người thừa nhận, cụ thể là Luật hình sự hiện hành.
     Còn chuyện tôi có là Mod hay không thì không liên quan đến chuyện này, tôi thảo luận trên phương diện là một cá nhân, tôi hoàn thành nhiệm vụ của tôi trong phạm vi và khả năng có thể.
    Bạn nói chỉ có Mod mới giỏi hóa ra bạn không có gì đáng chú ý hay sao mà phải tự hạ mình như thế, tôi không cho mình là giỏi nhưng vẫn đưa ra chính kiến của tôi, còn đồng ý  hay không thì tùy mỗi người. Tôi tôn trọng quan điểm của mình thì mới comment, nếu không tôi còn nhiều việc phải làm hơn những ý mà bạn nói.
    Bạn khai triển vấn đề đi đến đâu thì tôi  không biết nhưng tôi không muốn đi ra khỏi tấm kiểm soát.
    Bạn khẳng định tôi chỉ gõ vài chữ chơi, cái này tôi không đồng ý, bởi vì tôi không viết hoặc tôi viết sai thì tôi có quyền sửa, bạn cũng vậy, 
    Tôi cũng có thể nói bạn như vậy chứ, nhưng tôi tôn trọng quan điểm của mọi người trong đó có bạn.
    Bạn thử xem lại những comment của mình xem đã giải quyết được yêu cầu của chủ topic chưa? Hay là bạn chỉ xoáy vào tôi,
    Nhân vô thập toàn,
    Tranh luận nhằm tìm ra cái mới, cùng tìm ra cái chung và hợp lí thì chưa thấy,
    chứ tranh luận nhằm để giải bày nỗi niềm của mình, về cái chuyện Mod hay không...tôi thấy nó không đáng cho người học luật để tranh luận. Nếu có thì bạn sang phòng khác có đầy đủ chỗ để giãi bày. Còn trách nhiệm tôi nhận, tôi làm gì, làm ntn đó là quyền và khả năng của tôi chứ tôi cũng không muốn nói ra làm gì,
    Bạn nói không phải những điều tôi nói không phải ai cũng biết, tôi cũng không đồng ý
    Tôi dẫn chứng bằng giao trình, bằng luật, đó là cái mà ai cũng phải hiểu, không lúc này thì lúc khác. Tôi chỉ dựa trên yếu tố đó đưa ra quan điểm của mình, chứ như bạn nói thì hóa ra tôi là nhà làm luật sao? Hi vọng chuyện đó có trong tương lai.
    Hãy có chính kiến riêng, mang tính hoàn thiện, chứ đừng mang chuyện ngoài lề làm gì. Nếu bạn trả lời lại tôi hi vọng nhận được những quan điểm liên quan đến nội dung chủ topic đề cập.
    Sự thật tôi chưa nhận được mọt sự thuyết phục nào từ bạn, vì nó quá cơ bản.
    Thân









    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #185278   13/05/2012

    huyet_cong_tu
    huyet_cong_tu

    Mầm

    , Vietnam
    Tham gia:30/07/2010
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 509
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 24 lần


           Chào caythongnoel, rất vui vì bạn đã phản hồi bài viết của mình, cũng thành thật xin lỗi vì đã làm bạn bực mình. Vấn đề Mod hay k, mình nghĩ nên nói ở đây nữa, những gì mình nói ở trên là mình nghĩ vậy thôi chứ không có ám chỉ ai hết. Vậy nha, nếu bạn có nhã hứng nói tiếp về vấn đề này thì có thể gởi tin nhắn cho mình, mình xin phép không nói về chuyện này ở đây nữa, xin lỗi bạn nhiều.
           Còn về câu hỏi của bạn vanduc93, quan điểm của mình là 2 vấn đề "chủ thể của LHS" như bạn í hỏi và "chủ thể của tội phạm" là khác nhau.
           Chủ thể của tội phạm thì mình xin phép không nói lại, bạn đã phân tích nhiều rồi. Mình chỉ nói về Chủ thể của LHS mà thôi. Theo mình (không phải theo sách), chủ thể của LHS mà bạn vanduc93 nói là những chủ thể chịu sự điều chỉnh của LHS. Theo định nghĩa thì đối tượng điều chỉnh của LHS là các quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. Như vậy, chủ thể của LHS mà bạn vanduc93 hỏi phải bao gồm cả Nhà nước và người phạm tội, không biết bạn có đồng ý không? Và nhà nước là 1 pháp nhân, điều này chắc không cần mình phải chứng minh nữa. Vậy nên, theo mình nghĩ, chủ thể của LHS phải bao gồm cả pháp nhân và cá nhân, trong đó, pháp nhân chính là Nhà nước, còn cá nhân chủ thể của tội pháp mà bạn đã đề cập. Quan điểm của mình là vậy, không biết có thuyết phục được bạn không?
           Còn về chuyện bạn nói mình xoáy vào bạn hay không thì hoàn toàn không có, mình không biết bạn là ai nên bạn yên tâm. Mình chỉ xoáy vào bài viết đầu tiên của bạn khi thấy bạn tuyên bố "trong giáo trình luật hình sự cũng ghi rõ ràng chủ thể của luật hình sự chỉ có thể là cá nhân mà". Mình đã học môn LHS và cũng có đọc 1 vài giáo trình LHS, không nhiều, nhưng chưa thấy giáo trình nào viết về chủ thể của LHS nên mình mới mạn phép hỏi lại bạn là giáo trình nào và viết như thế nào thôi. Nếu giáo trình của bạn nói rõ ràng như vậy thì bạn có thể vui lòng chỉ dùm mình là giáo trình nào được không? Cảm ơn bạn nhiều nha.
            Chào bạn
     
    Báo quản trị |  
  • #196498   25/06/2012

    hoangtumeo125
    hoangtumeo125

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/06/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    bạn thử đọc lại trong sánh lí luạn chung về nhà nước và pháp luật của đại học luật xem 

    công ty Luật TNHH Đại Nam

    SDT: 01692780635

     
    Báo quản trị |  
  • #344954   17/09/2014

    Tvtnhot
    Tvtnhot

    Male
    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:17/09/2014
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    bạn có thể chỉ mình giáo trình nào viết về chủ thể của luật hình sự không, mình đang bí không biết tìm ở đâu

     

     
    Báo quản trị |  
  • #345087   18/09/2014

    hipgov
    hipgov
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2013
    Tổng số bài viết (246)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 83
    Được cảm ơn 61 lần


    Chào bạn huyet_cong_tu bạn có nêu quan điểm nhà nước là một pháp nhân theo mình thì không phải. Vì nhàn nước là một chủ thể đặc biệt của pháp luật không phải pháp nhân cũng không phải cá nhân:

    1, Nhà nước không đủ các đặc điểm của pháp nhân.Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi thỏa mãn 4 dấu hiệu sau đây:

    • Phải được tồn tại dưới một hình thái xác định và phải được cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận
    • phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: là cấu trúc nội tại bên trong bao gồm các cơ quan lãnh đạo, bộ phận chuyên môn của tổ chức, đảm bảo cho tổ chức có khả năng thực tế để hoạt động và điều hành đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động pháp nhân;
    • Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó: điều này có nghĩa là pháp nhân tự chịu trách nhiệm tài sản của mình và trong giới hạn tài sản của mình nghĩa là trả nợ hết tài sản thì thôi, năng lực trách nhiệm pháp nhân gọi là trách nhiệm hữu hạn, trừ trường hợp ngoại lệ là các công ty hợp danh thì thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn;
    • Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

    2. Nhà nước không phải cá nhân vì nhà nước là một tổ chức

     
    Báo quản trị |  
  • #516287   31/03/2019

    theo mình là sai. chủ thể của luật hình sự là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại

     

     
    Báo quản trị |