Chủ sở hữu đánh rơi, bỏ quên không đến nhận tài sản thì tài sản được xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #603995 13/07/2023

    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1307)
    Số điểm: 9990
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 191 lần


    Chủ sở hữu đánh rơi, bỏ quên không đến nhận tài sản thì tài sản được xử lý như thế nào?

    Sau 1 năm kể từ khi thông báo công khai về tài sản bị đánh rơi mà chủ sở hữu đánh rơi, bỏ quên không đến nhận tài sản thì tài sản được xử lý như thế nào? Thủ tục bán đấu giá tài sản bị đánh rơi, bỏ quên sau khi đã xác lập quyền sở hữu toàn dân thực hiện như thế nào?

    Tài sản mà chủ sở hữu bị đánh rơi, bỏ quên hơn 1 năm mà chủ sở hữu không đến nhận xử lý ra sao?

    Theo Điều 230 Bộ luật dân sự 2015 thì sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

    - Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;

    - Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, đối với tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở thì Nhà nước sẽ xác lập quyền sở hữu toàn dân thei quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 3 Nghị định 29/2018/NĐ-CP.

    Ai có thẩm quyền xác lập sở hữu toàn dân đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên?

    Về thẩm quyền xác lập sở hữu toàn dân được quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 7 Nghị định 29/2018/NĐ-CP:

    (1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa (bao gồm cả bất động sản hoặc di tích lịch sử - văn hóa và động sản)

    (2) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không thuộc trường hợp (1).

    Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định 29/2018/NĐ-CP. 

    Thủ tục bán đấu giá tài sản bị đánh rơi, bỏ quên sau khi đã xác lập quyền sở hữu toàn dân thực hiện như thế nào?

    Sau khi xác lập quyền sở hữu toàn dân thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản sẽ lập và trình phương án xử lý tài sản theo Điều 18, 19 Nghị định 29/2018/NĐ-CP. 

    Theo Điều 12 Thông tư 57/2018/TT-BTC, sau khi được phê duyệt phương án xử lý tài sản theo hình thức đấu giá thì tổ chức đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP. Trình tự, thủ tục đấu giá tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

    Nếu đấu giá tài sản quy định tại Khoản này không thành, việc xử lý thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

    Hi vọng thông tin trên hữu ích đối bạn!

     

     
    910 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận