Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý không?

Chủ đề   RSS   
  • #582760 14/04/2022

    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý không?

    "Giao dịch điện tử" là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử. Giao dịch điện tử cần được xác thực thông qua chữ ký điện tử.

    Trước sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ trực tuyến, chữ ký điện tử đã trở nên không thể thiếu trong các văn bản và ký kết hợp đồng điện tử. 

    Điều 21 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định:

     1. Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

         2. Chữ ký điện tử được xem là đảm bảo an toàn nếu chữ ký điện tử đó đáp ứng các điều kiện quy định trên.

         3. Chữ ký điện tử có thể được chứng thực bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.

    Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử được quy định tại Điều 24, Luật Giao dịch điện tử  như sau:

    “1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:

    a) Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;

    b) Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.

    2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Giao dịch điện tử và chữ ký điện tử đó có chứng thực.”

    Khoản 1, Điều 22 Luật Giao dịch điện tử quy định: “Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được các điều kiện sau đây:

    - Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng;

    - Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký;

    - Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;

    - Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.

    Những lĩnh vực được sử dụng hợp đồng điện tử dựa trên Điều 1 Luật Giao dịch điện tử 2005 là trong hoạt động cơ quan Nhà nước, kinh doanh và các hoạt động khác do pháp luật quy định. Do đó, các hợp đồng về sử dụng đất, hay giấy đăng ký kết hôn hay các hợp đồng dân sự khác thì hợp đồng điện tử không có giá trị pháp lý.

    Như vậy, chữ ký điện tử đã được Việt Nam thừa nhận và có Luật giao dịch điện tử năm 2005 quy định,  Ngoài ra, chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác. Chữ ký số đóng vai trò như một chữ ký tay cá nhân hoặc con dấu của doanh nghiệp, được thừa nhận về mặt pháp lý khi giao dịch trên môi trường điện tử như: ký hợp đồng điện tử, ký kê khai thuế, ký phát hành hóa đơn điện tử, ký giao dịch tài chính được quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP.

     

     
    852 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #582784   18/04/2022

    Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý không?

    Cảm ơn chia sẻ của tác giả, mình xin góp ý thêm về vấn đề 3 loại chữ ký điện tử phổ biến trong các giao dịch hiện nay gồm có:

    (1) Chữ ký số

    Quy trình sử dụng chữ ký số trên hợp đồng điện tử như sau:

    Bước 1: Các bên tạo chữ ký số trên nền tảng hoặc thiết bị chuyên dụng của đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.

    Bước 2: Chèn chữ ký số dưới dạng điện tử vào hợp đồng cần ký.

    (2) Chữ ký scan

    Chữ ký scan được hiểu đơn giản là sau ký ký bằng tay trên hợp đồng giấy, hai bên chuyển hợp đồng cùng chữ ký thành dạng điện tử. Các phương pháp chuyển hợp đồng thành điện tử có thể là quét hình ảnh (scan) sau đó gửi đi qua thư điện tử.

    (3) Chữ ký hình ảnh

    Chữ ký hình ảnh được hiểu là người ký chèn hình ảnh chữ ký viết tay vào tệp dữ liệu điện tử của hợp đồng. Sau đó hợp đồng được gửi đi qua thư điện tử.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huy.tran3089@gmail.com vì bài viết hữu ích
    Hong312 (19/04/2022)
  • #585048   31/05/2022

    Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý không?

    Cám ơn bạn đã đưa thông tin hữu ích! Chữ ký số có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc trao đổi hồ sơ, tài liệu trực tuyến của các doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp tăng tính bảo mật cũng như giúp quá trình giao dịch trở nên nhanh chóng thuận tiện hơn.Vì vậy, việc xác định giá trị pháp lý của chữ ký số rất quan trọng.

     
    Báo quản trị |