Chống đối khi được CSGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #608017 08/01/2024

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2144)
    Số điểm: 74991
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần


    Chống đối khi được CSGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn bị xử lý thế nào?

    Trước thềm Tết Nguyên đán 2024, các lực lượng chức năng tăng cường việc kiểm tra nồng độ cồn đối với các tuyến đường dễ gây tai nạn hay các quán ăn, bia rượu. Đó là lý do vì sao dạo gần đây, chúng ta dễ dàng bắt gặp CSGT thực hiện nhiệm vụ thường xuyên hơn. Theo đó, đối với một số trường hợp chống đối khi được yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn thì bị xử lý thế nào?

    Theo Báo điện tử VTV đưa tin, tình hình vi phạm an toàn giao thông đã có những tín hiệu rất tích cực được ghi nhận như năm 2023 đã giảm hơn 1.900 người chết vì tai nạn giao thông, trong đó tai nạn có nguyên nhân do người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu bia đã giảm rõ rệt ở cả 3 tiêu chí. 

    Nhưng thời gian gần đây, tại nhiều địa phương cũng đã xảy ra tình trạng người điều khiển phương tiện không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, thậm chí là có những hành vi chống đối lực lượng chức năng khi làm nhiệm vụ.

    Trong đó, những trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn thường có các biểu hiện như không kéo cửa kính xe ô tô, không ký biên bản, lảng tránh ra chỗ khác gọi điện cho người thân quen nhờ can thiệp. Thậm chí là có cả những trường hợp bỏ lại phương tiện khiến cho công tác điều tra xác minh rất mất thời gian vì phương tiện phần lớn là cũ nát, sang tay qua nhiều đời chủ và có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng.

    Cũng là né tránh kiểm tra nồng độ cồn, nhưng có những trường hợp lại thể hiện sự manh động và nguy hiểm hơn rất nhiều. Nhiều thanh thiếu niên không đôi mũ bảo hiểm, phóng xe máy với tốc độ cao. Khi thấy tổ công tác thì đột ngột quay đầu rồi bất ngờ tăng tốc và lao thẳng vào lực lượng chức năng để tháo chạy…

    Bên cạnh đó, theo đại diện Cục Cảnh sát giao thông, sử dụng rượu bia sẽ khiến con người rất khó kiểm soát được hành vi. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn diễn ra rất phổ biến, thậm chí là chống đối lực lượng chức năng đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp.

    Qua đó, cảnh sát giao thông khuyến cáo, nếu không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, mức phạt đối với người điều khiển mô tô, xe máy sẽ là 7 triệu đồng. Với tài xế lái xe ô tô, sẽ là 35 triệu.

    Cụ thể: Mức xử phạt khi không chấp hành đo nồng độ cồn theo yêu cầu CSGT

    (1) Người điều khiển xe máy

    Căn cứ tại điểm g khoản 8 và điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

    Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

    Phạt tiền 06 - 08 triệu đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

    Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.

    Vậy nên, người điều khiển xe máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của CSGT có thể bị phạt cao nhất đến 08 triệu đồng. Đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.

    (2) Người điều khiển xe ô tô

    Căn cứ tại khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có một trong trong các hành vi vi phạm sau đây:

    - Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

    - Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

    - Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.

    - Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

    Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

    Vậy nên, người điều khiển ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền 30 triệu - 40 triệu đồng. Ngoài ra, tài xế còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.

    (3) Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng 

    Căn cứ tại điểm b khoản 9 và điểm e khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

    Phạt tiền 16 triệu đến 18 triệu đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

    Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe , chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 22 - 24 tháng.

    Theo đó, nếu người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng mà không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền 16 - 18 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.

    Như vậy, trường hợp vượt, né tránh chốt kiểm tra nồng độ cồn, tùy vào tình hình thực tế thì người điều khiển xe máy có thể bị phạt đến 08 triệu đồng, còn mức phạt xe ô tô lên đến 40 triệu đồng, xe máy kéo thì tối đa 18 triệu đồng.

     
    331 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (24/02/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận