Cho vay nặng lãi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu TNHS?

Chủ đề   RSS   
  • #599982 06/03/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần


    Cho vay nặng lãi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu TNHS?

    Hành vi cho vay nặng lãi là hành vi vi phạm pháp luật, tuy biết như thế nhưng vẫn còn nhiều cá nhân và tổ chức ngang nhiên vi phạm. Bởi lẽ, nguồn lợi mang lại từ việc cho vay lãi cao rất lớn, vì lòng tham mà các đối tượng này không từ những thủ đoạn để lôi kéo khách hay quảng cáo rầm rộ trên cả các mạng xã hội.

    Vậy mức phạt nào dành cho hành vi này? Cho vay nặng lãi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu TNHS?

    Căn cứ theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất vay do các bên thỏa thuận: 

    - Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

    Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

    - Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

    Theo điểm d khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:

    Hành vi kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.

    Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:

    Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với“lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

    Như vậy, tùy từng trường hợp cụ thể, hành vi cho vay nặng lãi sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm d khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015.

     
    4942 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #600235   19/03/2023

    nguyentanviet2000
    nguyentanviet2000
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:06/12/2022
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1544
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 42 lần


    Cho vay nặng lãi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu TNHS?

    Cảm ơn bài viết hữu ích của tác giả. Cho vay nặng lãi là một hành vi không đúng đắn và bất lương. Nó không chỉ ảnh hưởng đến người vay mà còn gây ra những hậu quả tiêu cực cho toàn xã hội. Việc cho vay nặng lãi khiến cho người vay rơi vào tình trạng khó khăn, cảm thấy bất lực và mất lòng tin vào các cơ quan chức năng, cũng như đẩy họ vào tình trạng nợ nần kéo dài.

     
    Báo quản trị |