thưa Luật sư, chuyện này hơi tế nhị do có liên quan đến nội bộ gia tộc, mong luật sư giúp đỡ, số là thế này:
tôi có cho một người cháu tên Huỳnh (con gái của anh tôi) vay số tiền 200 triệu, khi nhận tiền vì tin tưởng là cháu ruột nên tôi không cần giấy tờ nào chứng nhận việc nhận tiền đó. không ngờ sau khi nhận tiền được 1 tháng thì Huỳnh nộp đơn vào Ấp tại nơi cư trú tuyên bố phá sản xin chính quyền phát mãi tài sản để trả nợ, và Huỳnh bảo tôi hãy nộp đơn vào Ấp để có thể nhận được phần chia từ tiền phát mãi tài sản.
trong buổi hoà giải đầu tiên tại Ấp thì cháu Huỳnh có hứa trước chính quyền là sẽ trả 80 triệu trước cho tôi, số còn lại thì trả dần theo mùa vụ làm lúa. tuy nhiên hôm nay Huỳnh lại tráo trở không chịu trả 80 triệu như đã hứa.
điều đáng tiết là khi cho vay với lãi suất 4%/tháng, tôi đã quá tin tưởng vào người cháu này và không hề điều tra về mục đích sử dụng số tiền đó hay yêu cầu bất cứ thế chấp gì!
luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi phải làm thế nào để đảm bảo quyền lợi trả lại đủ tiền của tôi>?
trong trường hợp này, cháu Huỳnh có bị xem là chiếm đoạt tài sản theo bộ luật hình sự không>?
tôi chưa từng thấy người vay nợ lại tự tuyên bố phá sản như thế, cứ như là cháu Huỳnh đã có mưu tính trước. cháu ấy không nhiều tài sản nên nếu phát mãi thì sẽ không đủ để trả tôi và các chủ nợ khác nữa.
cho tôi hỏi nếu cháu Huỳnh sau khi phát mãi tài sản mà vẫn không trả đủ tiền lại cho tôi thì số tiền còn lại sẽ như thế nào>?
tôi nghe nói là nếu vậy số còn lại là bỏ qua, nhưng nếu luật nhà nước là như vậy thì sẽ có rất nhiều người lợi dụng danh nghĩa, quan hệ đi vay tiền thật nhiều rùi tuyên bố phá sản nhầm chiếm đoạt số tiền đã vay, vì khi phá sản chỉ cần phát mãi tài sản là xong mà do có sự chuẩn bị trước nên tài sản người đó đứng tên là rất ít, tức là sẽ có nhiều người lợi dụng điểm này để cố tình sắp xếp chiếm đoạt tài sản bằng tín nhiệm và quan hệ thân thiết.không lẽ luật nhà nước lỏng lẽo vậy sao>?