Chính sách phát triển thị trường lâm sản của nước ta hiện nay được quy định như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #604686 11/08/2023

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (435)
    Số điểm: 3330
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 52 lần


    Chính sách phát triển thị trường lâm sản của nước ta hiện nay được quy định như thế nào?

    Hiện nay, việc phát triển lâm sản đang là vấn đề được quan tâm. Nhiều cá nhân, tổ chức tham gia vào phát triển thị trường lâm sản. Vậy pháp luật quy định như thế nào về chính sách phát triển lâm sản của nước ta hiện nay?

    Chính sách phát triển thị trường lâm sản của nước ta hiện nay được quy định như thế nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 70 Luật lâm nghiệp 2017 có quy định chính sách phát triển thị trường lâm sản được quy định như sau:

    - Tổ chức, cá nhân hợp tác, liên kết, thu mua, tiêu thụ lâm sản được cung cấp tín dụng ưu đãi theo quy định của pháp luật;

    - Nhà nước hỗ trợ hoạt động xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, cung cấp thông tin thị trường lâm sản trong nước và quốc tế.

    Như vậy, Nhà nước ta phát triển thị trường lâm sản thông qua hai chính sách nêu trên

    Quyền và nghĩa vụ của cơ sở thương mại lâm sản là gì?

    Căn cứ Điều 71 Luật lâm nghiệp 2017 có quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở thương mại lâm sản như sau:

    - Cơ sở thương mại lâm sản có quyền sau đây:

    + Kinh doanh những mặt hàng lâm sản Nhà nước không cấm;

    + Được Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp; hỗ trợ hợp tác, liên kết chuỗi kinh doanh lâm sản; áp dụng chính sách quy định tại Điều 70 Luật lâm nghiệp 2017 và pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp trong khu vực nông thôn, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa.

    - Cơ sở thương mại lâm sản có nghĩa vụ sau đây:

    + Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, lao động, tài chính; quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;

    + Chấp hành sự quản lý, kiểm tra, thanh tra trong quá trình kinh doanh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Theo đó, cơ sở thương mại lâm sản sẽ có quyền được kinh doanh những mặt hàng lâm sản mà Nhà nước không cấm, được Nhà nước bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng. Tuy nhiên cần tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, lao động, tài chính và chấp hành sự quản lý, kiểm tra, thanh tra trong quá trình kinh doanh.

    Việc quản lý thương mại lâm sản và kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 72 Luật lâm nghiệp 2017 có quy định về việc quản lý thương mại lâm sản và kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng như sau:

    - Quản lý thương mại lâm sản được quy định như sau:

    + Dự báo thị trường và định hướng phát triển chế biến lâm sản trong từng thời kỳ;

    + Đàm phán điều ước quốc tế về thương mại, mở cửa thị trường lâm sản, công nhận lẫn nhau về gỗ hợp pháp và tiêu chí quản lý rừng bền vững;

    + Cấp giấy phép, giấy chứng nhận đối với lâm sản xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

    + Việc xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng vì mục đích thương mại phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

    + Thương mại nội địa lâm sản phải thực hiện quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.

    - Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng được quy định như sau:

    + Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp phải bảo đảm truy xuất nguồn gốc và quản lý theo chuỗi từ khai thác, trồng cấy, gây nuôi đến chế biến và tiêu dùng;

    + Mẫu vật các loài quy định tại điểm a khoản này phải được đánh dấu xác định nguồn gốc hợp pháp phù hợp với tính chất và chủng loại của từng loại mẫu vật, bảo đảm chống làm giả hoặc tẩy xóa;

    + Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ truy xuất nguồn gốc và đánh dấu mẫu vật các loài quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 72 Luật lâm nghiệp 2017

    Như vậy, tùy theo thời kỳ mà sẽ có định hướng phát triển lâm sản khác nhau. Ngoài ra, việc quản lý thương mại lâm sản còn sẽ theo một số cách nên trên. Đối với việc kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng thì phải bảo đảm truy xuất nguồn gốc và quản lý theo chuỗi từ khai thác, trồng cấy, gây nuôi đến chế biến và tiêu dùng và được đánh dấu xác định nguồn gốc hợp pháp phù hợp với tính chất và chủng loại của từng loại mẫu vật, bảo đảm chống làm giả hoặc tẩy xóa

    Từ những căn cứ trên, có thể thấy việc phát triển thị trường lâm sản cũng đang được Nhà nước ta chú trọng. Theo đó khi kinh doanh lâm sản, cơ sở kinh doanh cần thực hiện đúng theo quy định pháp luật đã đề ra

     
     
    157 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận