Chính sách nổi bật có hiệu lực ngày 01/02/2015

Chủ đề   RSS   
  • #369064 26/01/2015

    trangnguyen0918

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2013
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 260
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 13 lần


    Chính sách nổi bật có hiệu lực ngày 01/02/2015

    Sau đây là những văn bản quan trọng có hiệu lực từ ngày 01/02/2015, cụ thể:

    9. Ngân hàng đầu tư cổ phiếu không vượt quá 5% vốn điệu lệ - Thông tư 36/2014/TT-NHNN

    Tỷ lệ đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của các Ngân hàng không được vượt quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của Ngân hàng.

    Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính) phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi như sau:

    - Ngân hàng thương mại nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 90%

    - Ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài: 80%

    Giảm hệ số rủi ro đối với cho vay kinh doanh Bất động sản và Chứng khoán từ 250% xuống 150%.

    8. Thù lao 01 ngày Luật sư tham gia tố tụng là 0,4 lần lương sơ sở - Thông tư liên tich 191/2014/TTLT-BTC-BTP

    Luật sư tham gia tố tụng trong vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu thì thù lao chi trả cho 01 ngày làm việc là 0,4 lần mức lương cơ sở (mức lương cơ sở từ 01/07/2013 đến nay là 1.150.000 đồng/tháng).

    Trường hợp thời gian làm việc của luật sư ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, ngày lễ thì được tính như sau:

    - Mức 150%: giờ làm thêm ngày thường;

    - Mức 200%: giờ làm thêm ngày nghỉ hàng tuần;

    - Mức 300%: giờ làm thêm ngày lễ hoặc ngày nghỉ bù.

    Chế độ thù lao này được áp dụng từ 28/11/2013.

    Thông tư liên tịch này thay thế 66/2007/TTLT-BTC-BTP.

    7. Thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động Doanh nghiệp Bảo hiểm – Thông tư 195/2014/TT-BTC

    Bộ Tài chính ban hành Thông tư 195/2014/TT-BTC hướng dẫn đánh giá, xếp loại Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, theo đó:

    Các Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nếu bị xếp vào Nhóm 4 tại Thông tư này sẽ bị Bộ Tài chính thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, cụ thể Nhóm 4 là:

    Doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán, bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, bao gồm doanh nghiệp xếp loại vào nhóm 3 và không khôi phục được khả năng thanh toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính.

    Nhóm 3 bao gồm:

    Các Doanh nghiệp có nguy cơ không đảm bảo khả năng thanh toán, bao gồm doanh nghiệp có chỉ tiêu tỷ lệ biên khả năng thanh toán không bảo đảm biên độ hoặc chỉ tiêu trích lập dự phòng nghiệp vụ không đáp ứng theo hướng dẫn.

    Thông tư này thay thế Quyết định 153/2003/QĐ-BTC.

    6. Hướng dẫn ký quỹ của DN cho thuê lại lao động - Thông tư 40/2014/TT-NHNN

    Ngày 11/12/2014, Thông tư 40/2014/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 55/2013/NĐ-CP việc ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động được ban hành, theo đó:

    Khi DN cho thuê lại lao động có yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại NH thì NH và DN phải thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ.

    Trương hợp số dư tài khoản ký quỹ thấp hơn mức quy định, NH phải thông báo cho DN nộp bổ sung.

    Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản kỹ quỹ, nếu DN không nộp bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ, NH nhận ký quỹ phải thông báo kịp thời cho Bộ LĐTBXH.

    5. Thu hồi thực phẩm chức năng – Thông tư 43/2014/TT-BYT

    Thực phẩm chức năng phải được thu hồi trong các trường hợp sau:

    - Quá hạn sử dụng;

    - Không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định về an toàn thực phẩm;

    - Thông tin sản phẩm lưu thông trên thị trường không phù hợp với nội dung tại Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật;

    - Lưu thông trên thị trường mà chưa có chứng nhận hợp quy hoặc xác nhận phù hợp với quy định an toàn thực phẩm’

    - Khi cơ quan thẩm quyền các nước hoặc tổ chức quốc tế cảnh báo và được Cục An toàn thực phẩm khẳng định về tính không an toàn của sản phẩm.

    4. Hướng dẫn khám giám định thương tật thương binh – Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH

    Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT_BYT-BLĐTBXH hướng dẫn giám định thương thương tật đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh, theo đó:

    Chế độ đối với thương binh đi khám giám định đồng thời mắc một trong những bệnh bệnh thuộc danh mục  bệnh, tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học như sau:

    - Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể (TTCT) từ 80% trở lên thì được hưởng thêm trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học ở mức TTCT từ 41% đến 60%

    - Thương binh có tỷ lệ TTCT từ 21% đến 79% thì được hưởng thêm trợ cấp hàng tháng đối với hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học do bênh, tật đó tương ứng với mức TTCT do Hội đồng giám định y khoa kết luận.

    3. Danh mục công nghệ cấm chuyển giao – Nghị định 120/2014/NĐ-CP

    Theo Nghị định 120/2014/NĐ-CP, Danh mục công nghệ bị cấm chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và trong lãnh thổ Việt Nam tăng lên 30 (trước đây là 16)

    Sau đây là một số đối tượng được xếp vào danh mục này:

    - Công nghệ sản xuất tivi, máy tính cá nhân sử dụng tia điện tử để tạo hình ảnh theo công nghệ anolog;

    - Công nghệ sản xuất xe ôtô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 2;

    - Công nghệ xử lý chất thải công nghiệp và y tế bằng công nghệ đốt một cấp hoặc công nghệ đốt chất thải không có hệ thống xử lý khí thải…

    Ngoài ra, Nghị định còn ban hành mới Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao và Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.

    Nghị định này sửa đổi Nghị định 133/2008/NĐ-CP.

    2. Tổ chức thi đấu đua thuyền Rowing, Canoe và Thuyền truyền thống – Thông tư 22/2014/TT-BVHTTDL

    Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động thi đấu đua thuyền Rowing, Canoe và Thuyền truyền thống tại Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện về y tế, an toàn sau:

    - Vận động viên tham dự thi phải có Giấy chứng nhận đủ sức khỏe thi đấu thể thao trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày khai mạc giải của cơ sở khám chữa bệnh được cấp giấy phép và đủ điều kiện;

    - Có ít nhất 01 xe cứu thương, 01 bác sỹ và 03 y tá; có đủ cơ số thuốc và dụng cụ để sơ cứu ban đầu;

    - Có ít nhất 02 xuồng cứu hộ chuyên dụng, mỗi xuồng có ít nhất 05 phao cứu sinh và 02 nhân viên cứu hộ (không kể người lái xuồng);

    - Thành viên Ban tổ chức, trọng tài, nhân viên phục vụ cuộc thi khi xuống nước phải mặc áo phao cứu sinh;

    - Nhân viên lái xuống máy phải đủ điều kiện; nhân viên cứu hộ phải có chứng nhận cứu hộ;

    - Đối với giải thi đâu thể thao quần chúng: vận động viên xuống thuyền thi đấu phải mặc áo phao cứu sinh;

    - Nghiêm cấm tổ chứ thi trong điều kiện thời tiết bất lợi, không đảm bảo an toàn đối với tính mạng, sức khỏe thành viên thi đấu và điều hành giải đấu.

    1. Chi phí thẩm tra ATGT công trình đường bộ đang khai thác – Nghị định 71/2014/TTLT/BGTVT-BTC

    Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT/BGTVT-BTC hướng dẫn Nghị định 11/2010/NĐ-CP về lập, quản lý chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ đang khai thác, theo đó:

    Nội dung chi phí thẩm tra ATGT công trình đường bộ đang khai thác bao gồm:

    - Chi phí trực tiếp: chi phí chuyên gia; chi phí vật liệu; chi phí máy, thiết bị;

    - Chi phí quản lý: tối đa bằng 55% chi phí chuyên gia;

    - Chi phí khác;

    - Thu nhập chịu thuế tính trước;

    - Thuế giá trị gia tăng.

     

    Cập nhật bởi trangnguyen0918 ngày 27/01/2015 10:50:38 SA Cập nhật bởi trangnguyen0918 ngày 27/01/2015 10:44:33 SA Cập nhật bởi trangnguyen0918 ngày 26/01/2015 04:48:15 CH Cập nhật bởi trangnguyen0918 ngày 26/01/2015 03:38:27 CH
     
    5367 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận