Chính sách lao động – tiền lương có hiệu lực từ tháng 10/2014

Chủ đề   RSS   
  • #347510 30/09/2014

    ThanhLongLS
    Top 500
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (244)
    Số điểm: 8120
    Cảm ơn: 28309
    Được cảm ơn 594 lần


    Chính sách lao động – tiền lương có hiệu lực từ tháng 10/2014

    > Chính sách thuế có hiệu lực từ tháng 10/2014

    Trong tháng 10/2014, nhiều chính sách mới về lao động – tiền lương bắt đầu có hiệu lực. Cụ thể như sau:

    1. Mức lương làm thêm giờ của người giúp việc

    Ngày 05/10/2014, Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 27/2014/NĐ-CP về hợp đồng lao động, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động đối với lao động là người giúp việc nhà bắt đầu có hiệu lực.

    Theo đó, chủ nhà phải trả lương làm thêm giờ cho người giúp việc khi không thể bố trí nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200% tiền lương tính theo ngày làm việc.

    Ngoài ra, Thông tư quy định đa dạng cách thức trả lương cho người giúp việc, gồm:

    - Trả lương theo tháng xác định trên cơ sở hợp đồng lao động.

    - Trả lương theo tuần xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần.

    - Trả lương theo ngày xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng mà hai bên xác định nhưng không quá 26 ngày.

    - Trả lương theo giờ xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo hợp đồng lao động.

    2. 45 nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

    Thông tư 20/2014/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục 45 nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề.

    Theo đó, danh mục này để áp dụng cho các đối tượng được giảm học phí theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.

    Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10/10/2014.

    3. Hướng dẫn xác định đối tượng được hỗ trợ đóng BHYT

    Từ 15/10/2014, tiêu chí xác định mức thu nhập bình quân của hộ gia đình nông, lâm, ngư và diêm nghiệp để làm căn cứ xác định đối tượng được nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế sẽ thực hiện theo Thông tư 22/2014/TT-BLĐTBXH.

    Theo đó mức thu nhập trung bình đối với các hộ gia đình được xác định như sau:

    - Ở khu vực nông thôn, mức thu nhập từ 521.000 đến 900.000 đồng/người/tháng.

    - Ở khu vực thành thị, mức thu nhập từ 651.000 đến 900.000 đồng/người/tháng.

    Hộ gia đình đáp ứng điều kiện trên có nhu cầu tham gia Bảo hiểm y tế thì làm Giấy đề nghị, nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm định.

    Các tiêu chí khác như việc làm, giáo dục cùng với mẫu đơn được ban hành kèm theo Thông tư.

    4. Biểu mẫu khai trình sử dụng lao động

    Từ ngày 20/10/2014, các doanh nghiệp sẽ thực hiện việc khai trình sử dụng lao động theo các biểu mẫu ban hành tại Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH.

    Theo quy định hiện nay, doanh nghiệp phải khai trình sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động và khai trình theo định kỳ 6 tháng và hàng năm; việc khai trình này thực hiện theo biểu mẫu số 05 và 07.

    Cũng theo quy định của thông tư này thì trong vòng 30 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp sẽ phải lập sổ quản lý lao động, và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

    Doanh nghiệp có thể lập sổ giấy hoặc sổ điện tử nhưng phải đảm bảo có đủ các nội dung bắt buộc như: Họ tên, giới tính, năm sinh, quốc tịch, địa chỉ CMND của người lao động,trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ kỹ năng nghề …

    Thông tư này thay thế Thông tư 06/1998/TT-BLĐTBXH , Thông tư 29/1999/TTLT-BLĐTBXH-BQP và Thông tư 20/2003/TT-BLĐTBXH.

    5. Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm việc trong đơn vị thuộc lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Bộ Khoa học và Công nghệ

    Từ 01/10/2014, mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được tính trên mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) gồm các mức sau đây:

    - Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với người làm việc trực tiếp, thường xuyên tiếp xúc với nguồn bức xạ.

    - Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với người làm việc hành chính, phục vụ trực tiếp tại các cơ sở mà có nguy cơ nhiễm xạ.

    - Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với người làm việc gián tiếp, không thường xuyên tiếp xúc với nguồn bức xạ.

    - Mức phụ cấp 20% áp dụng với người làm việc hành chính, phục vụ.

    Nội dung trên được quy định tại Quyết định 45/2014/QĐ-TTg.

    6. Danh mục nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề

    Ngày 06/8/2014, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 21/2014/TT-BLĐTBXH quy định Danh mục nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề.

    Theo đó, Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10/10/2014 và thay thế Thông tư 17/2010/TT-BLĐTBXH, 11/2012/TT-BLĐTBXH.

    Có một điều không bao giờ thay đổi, đó là " Mọi thứ đều thay đổi"

     
    6437 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ThanhLongLS vì bài viết hữu ích
    dancaosu (03/10/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận