Chính phủ ban hành nhiều biện pháp kích cầu kinh tế hậu COVID-19

Chủ đề   RSS   
  • #603783 05/07/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Chính phủ ban hành nhiều biện pháp kích cầu kinh tế hậu COVID-19

    Ngày 05/7/2023 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 93/NQ-CP năm 2023 về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023 - 2030.
     
    Theo đó, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hậu COVID-19 và phát triển bền vững thì Chính phủ đặt ra một số biện pháp hỗ trợ kinh tế như sau:
     
    chinh-phu-ban-hanh-nhieu-bien-phap-kich-cau-kinh-te-hau-covid-19
     
    (1) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hậu COVID-19 và phát triển bền vững
     
    - Chú trọng xây dựng các kịch bản ứng phó/thích ứng hiệu quả với các tình huống thiên tai, dịch bệnh,... trong thời gian tới. Tiến hành các các biện pháp nhằm phục hồi chuỗi cung ứng, bảo đảm lưu thông hàng hoá, hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn, thông suốt của doanh nghiệp trong điều kiện bình thường mới. 
     
    Duy trì và cải thiện năng lực cạnh tranh của các ngành có nguy cơ suy giảm xuất khẩu sau đại dịch. Tận dụng các cơ hội nhất định lừ quá trình tái cơ cấu chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu hậu COVID-19 để tăng cường sự tham gia cua doanh nghiệp Việt Nam vào các chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; tận dụng làn sóng dịch chuyển đầu tư hậu COVID-19 đê thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
     
    - Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững, tăng trưởng xanh trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô. 
     
    Thực hiện tốt Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2025. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, xã hội; đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế.
     
    - Triển khai quyết liệt các chương trình đầu tư quy mô lớn, nhất là cho hạ tầng chiến lược, thúc đẩy các dự án hạ tầng giao thông liên vùng, năng lượng xanh, hạ tầng xanh, hạ tầng số quốc gia,... để tạo tác động lan tỏa, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế. Xây dựng các quy hoạch vùng, quy hoạch phát triển các ngành kết cấu hạ tầng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
     
    - Tiếp tục đề xuất và thực hiện hiệu quả các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19, tạo cơ hội việc làm cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Xây dựng phương án phục hồi thị trưởng lao động giai đoạn hậu COV1D-19 đảm bảo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, nhai là nhóm doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
     
    - Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Khuyến khích các phương thức đầu tư. mô hình kinh doanh mời, xanh, ít phát thải, có sự tham gia cua các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân, nhất là phát huy hiệu quả mô hình  hợp tác công - tư vào đầu tư cơ sở hạ tầng. Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của doanh nghiệp đầu tư; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động.
     
    - Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bút pháp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tê. Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo, chú trọng đào tạo nhân lực số, lao động có kỹ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, sẵn sàng đón nhận xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
     
    - Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển bền vững, xác định rò và tập tiling thực hiện đồng bộ hài hòa các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường. Thực hiện tốt các cam kết quốc tế liên quan đến môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
     
    (2) Cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế
     
    - Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để thực hiện đầy đủ, tương thích với các nghĩa vụ và cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt với các FTA thế hệ mới theo lộ trình đã đề ra. Tận dụng tối đa không gian chính sách mà Việt Nam được phép trong các cam kết để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể của Việt Nam.
     
    - Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy hiện hành đàm bảo tính đồng bộ, minh bạch, hiệu quả nhằm duy trì môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, ổn định và có thể dự đoán trước. Tập trung khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập về cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật trong các lĩnh vực thuế, đầu tư, thương mại, môi trường, quản lý thị trường,... nhằm giải phóng các nguồn lực cho phát triển, đảm bảo hiệu quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
     
    - Hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm thực hiện được các mục tiêu cải cách trong nước và tiến tới xây dựng hệ thống pháp luật với các quy định hiện đại, tiến bộ; tạo cơ sở cho việc triển khai các mô hình kinh doanh mới, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử, dịch vụ ngân hàng số, công nghệ tài chính (fintech).
     
    - Triển khai mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính nhất là các thủ tục liên quan đến đầu tư, xuất nhập khẩu, thuế,... và cắt giảm các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, các thủ tục không cần thiết để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình tra cứu và thực thi.
     
    - Xây dựng cơ chế, chính sách để thúc đẩy xây dựng khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát của các lĩnh vực kinh tế - xã hội áp dụng các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới/tích hợp dê có chính sách quản lý phát triển kịp thời và phù hợp nhằm thúc đẩy kinh tế số, sáng tạo, khởi nghiệp. Đảm bảo nguyên tắc minh bạch, không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp.
     
    “ Xây dựng và triển khai thực thi các chiến lược, chương trình hành động, kế hoạch, đề án về hội nhập kinh tế quốc tẻ từ nay đến năm 2030, lâm nhìn đến năm 2045 đảm bảo nâng cao mức độ và chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế đế mở rộng thị trường, tranh thủ nguồn vốn, tài sản trí tuệ, công nghệ, kiến thức và kỹ năng quản lý từ các cường quốc trên thế giới; đồng thời chú trọng nâng cao năng lực hội nhập trong nước, đặc biệt tại các vùng và địa phương.
     
    - Thúc đẩy cơ chế phối hợp giữa các cơ quan bộ ngành, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các hiệp hội doanh nghiệp nhằm ứng phó và xử lý kịp thời, hiệu quà các diễn biến biến bất lợi trong thương mại - đầu tư quốc tế có thế gây ra thiệt hại đáng kể cho hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
     
    - Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan về quản lý cạnh tranh, phòng vệ thương mại, phát triển bền vững, sở hữu trí tuệ, thương mại điện từ, mua sắm Chính phủ, lao động, công đoàn... phù hợp với các cam kết FTA thế hệ mới và đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, người lao động và nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
     
    - Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và người dân về hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung, đặc biệt là cơ hội, thách thức và những yêu cầu cần đáp ứng khi thực thi các cam kết hội nhập kinh tê quôc tê nhằm tạo sự đồng thuận cao và tham gia hiệu quả vào quá trình hội nhập.
     
    Xem thêm Nghị quyết 93/NQ-CP năm 2023 ban hành ngày 05/7/2023.
     
    669 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận