Tình huống: Ông A và bà B là vợ chồng, có với nhau 3 người con chung là anh C, anh D và anh E (cả 3 người đều đã thành niên). Anh C lấy vợ là chị F, có 2 người con chung là G và H; anh D lấy vợ là chị K, có 1 con chung là L.
Chia di sản trong các trường hợp riêng biệt. Di sản ở mỗi trường hợp đều là 200 triệu đồng.
a. Ông A chết để lại di chúc cho H hưởng 1/2 di sản, truất quyền thứa kế của E. D từ chối nhận di sản.
+Di sản: 200 triệu
+hàng thừa kế thứ nhất: 4 người (B; C;D và E)
+phân chia di sản:
-Chia theo di chúc: H được hưởng 100 triệu đồng.
- Chia theo pháp luật: B,C mỗi người hưởng 50 triệu .
b. C chết để lại di chúc cho G và H mỗi người được hưởng 100 triệu đồng.
+Di sản: 200 triệu
+hàng thừa kế thứ nhất: 5 người (A;B;F;G và H)
+Kỹ phần mỗi người được hưởng: 40 triệu.
+A;B và F (là cha mẹ và vợ nên thuộc trường hợp không phụ thuộc vào nội dung di chúc:được hưởng: 40 triệu x 2/3 x 3 người = 80 triệu.
+ di sản còn lại để chia theo di chúc là 200 triệu–80 triệu = 120 triệu.
+ G và H được hưởng mỗi người 120 triệu /2 = 60 triệu.
c. Anh D chết đột ngột không để lại di chúc.
+Di sản: 200 triệu
+hàng thừa kế thứ nhất: 4 người (A;B;K và L).
+Mỗi người được hưởng : 50 triệu.
d. Bà B chết để lại di chúc cho C 30 triệu đồng, truất quyền thừa kế của E, C chết trước B (không chia di sản của C)
+Di sản: 200 triệu
+hàng thừa kế thứ nhất: 3 người (A; C;D); E bi truất quyền thừa kế.
+C chết trước B nên di chúc vô hiệu đối với C; G và H thừa kế thế vị theo pháp luật của C
+ Chia thừa kế : A=D=C (G+H) = 200 triệu/3