Chia thừa kế bất động sản của người nước ngoài có tại Việt Nam như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #610333 05/04/2024

    btrannguyen
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (232)
    Số điểm: 3056
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 51 lần


    Chia thừa kế bất động sản của người nước ngoài có tại Việt Nam như thế nào?

    Nếu người nước ngoài có di sản thừa kế là bất động sản tại Việt Nam, thì khi họ mất, bất động sản này được chia theo pháp luật nước nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên.

    Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là gì?

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

    - Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

    - Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

    Như vậy, việc chia thừa kế đối với bất động sản có tại Việt Nam của người nước ngoài là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Bởi vì, người nước ngoài là chủ thể có di sản được chia trong quan hệ pháp luật thừa kế.

    Chia thừa kế bất động sản của người nước ngoài có tại Việt Nam theo luật nước nào?

    Theo Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:

    - Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.

    - Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.

    - Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.

    Vậy theo quy định này thì giải quyết quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ phải phụ thuộc vào điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, vụ án chia thừa kế của người nước ngoài mà có bất động sản tại Việt Nam thì đối với phần bất động sản đó sẽ thuộc về thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam. Cụ thể như sau:

    Theo quy định tại Điều 470 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nhân dân Việt Nam như sau:

     - Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:

    + Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;

    + Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;

    + Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.

    Đồng thời, Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế như sau:

    - Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.

    - Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

    Theo đó, đối với bất động sản thì theo pháp luật Việt Nam sẽ chia theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. 

    Như vậy, bất động sản có tại Việt Nam của người nước ngoài sẽ được chia thừa kế theo pháp luật Việt Nam và thuộc thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam.

    Toà án nào tại Việt Nam có thẩm quyền chia thừa kế trong trường hợp này?

    Theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền toà án theo lãnh thổ như sau:

    Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

    Như vậy, toà án nơi nào có bất động sản là di sản thừa kế thì sẽ là toà án có thẩm quyền chia thừa kế.

    Có được thay đổi thẩm quyền giải quyết của toà án không?

    Theo Điều 471 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án, cụ thể như sau:

    Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đã được một Tòa án Việt Nam thụ lý giải quyết theo quy định về thẩm quyền của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của Tòa án khác của Việt Nam hoặc của Tòa án nước ngoài.

    Như vậy, nếu toà án Việt Nam đã có thẩm quyền và đã thụ lý giải quyết theo quy định thì cũng không được thay đổi thẩm quyền của toà án đó.

     
    152 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    thanganpha2003@gmail.com (15/04/2024) admin (15/04/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận