Câu hỏi
Bà nội tôi có một mảnh đất mà không có di chúc để lại,hiện tôi sinh sống cùng vợ con tại đó từ nhỏ đến giờ.Bà nội tôi có 3 người con bố tôi và 2 người con gái, bố tôi đã mất trong chiến tranh lúc nhỏ.Bố tôi có 3 người con ,tôi là con trai và 2 người chi gái,và mẹ tôi nay 70 tuổi,cho nên tôi là trưởng tộc. Vì thế luật sự cho tôi hỏi là:
-
Thứ nhất: Theo như luật thừa kế thi tôi có được đứng tên mãnh đất đó được không,ai có thể đòi quyền chia đất đai ở đây không?nếu có thì tôi không đồng ý chia thì liệu pháp luật có cho chia không?
-
Thứ hai :Bà nội tôi mất cách đến thời điểm này là đã được 5 năm,theo luật thì khi nào tôi có thể đứng tên sổ đỏ mảnh đất đó? kính mong luật sự trả lời giúp tôi.
Trả lời:
Vì bà nội bạn không để lại di chúc nên toàn bộ tài sản của bà nội bạn để lại sẽ được chia thep pháp luật. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người được hưởng thừa kế sẽ được quy định như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
-
Người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
-
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, mẹ nuôi, cha nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
-
b) Với hàng thừa kế thứ hai sẽ bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người đã chết mà người đã chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
-
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người đã chết mà người chết lại là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
-
Những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản là bằng nhau.
-
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối việc nhận di sản”
Kết luật với mảnh đất của bà nội bà để lại sẽ được chia cho hàng thừa kế thứ nhất cho những người còn sống là 2 người cô ruột của bạn. Tuy nhiên vì bố bạn chết trước bà nội bạn nên theo điều 652 về thừa kế thế vị của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu như còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt sẽ được hưởng nếu còn sống.” thì bạn và 2 người chị gái sẽ được hưởng phần thừa kế mà lẽ ra bố bạn nếu còn sống sẽ được hưởng( bố bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất cùng 2 người cô ruột của bạn)
Chia di sản:
-
2 người cô ruột: mỗi người nhận được 1/3 giá trị của mảnh đất
-
bạn và 2 người chị ruột: mỗi người nhận được 1/9 giá trị của mảnh đất.
Thứ nhất, bạn có thể đứng tên trên mảnh đất đó nếu bạn thỏa thuận mua lại phần giá trị mảnh đất của những người thừa kế khác: 2 người cô ruột và 2 người chị ruột.
Thứ hai,tất cả những người thừa kế của bà nội bạn nêu trên đều có quyền đòi chia đất theo điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với trường hợp là bất động sản và 10 năm đối với động sản”. Và bạn sẽ phải tuân thủ đúng theo nguyên tắc chia thừa kế của pháp luật do bà nội bạn không để lại di chúc.