Chia lại thừa kế với đất đã có QSDĐ và tài sản trên đất.

Chủ đề   RSS   
  • #316 23/09/2008

    phientv

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2008
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia lại thừa kế với đất đã có QSDĐ và tài sản trên đất.

    Chào Luật sư!

    Tôi có một vấn đề nhờ LS tư vấn:

    Gia đình có 9 người con, 1 hiện định cư ở nước ngoài.

    -Cha mất 2001 không để lại di chúc.

    -Mẹ đang sống với 2 người con ở nhà tộc.

    -Năm 2004 anh em có họp lại thỏa thuận phân chia Nhà tộc và đất khuôn viên, sau đó mẹ làm giấy tái xác nhận cho đất từng người và hiện nay có người đã có QSDĐ, có người đã xây dựng xong nhà ở …

    -Năm 2007 phát sinh mâu thuẩn anh em chia thành 2 phe tranh chấp Nhà tộc đã qua hòa giải cơ sở nhưng không thành.

    -Tháng 8 /2008 vụ việc được khởi kiện ra Tòa

       
            
    Xin hỏi:

    Hướng thụ lý giải quyết của Tòa như thế nào?

    Giả định tình huống người mẹ đứng về 1 phe cho hết tài sản của mình cho 5 người

    Phần điện tích đất trước đây bà ký tái xác nhận hiện đã có QSSĐ và tài sản đem chia lại có được không và thiệt hại tài sản xây dựng trên đất ai chịu ?

     

    Trân trọng
     
    5230 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #317   22/09/2008

    LS_NguyenThiDiem
    LS_NguyenThiDiem

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2008
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần



    * Theo điều 4 Bộ luật dân sự về nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận: “
    Cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng.”

     

    Cam kết, thỏa thuận của các anh em bạn vào năm 2004 có hợp pháp hay không sẽ do Tòa án xem xét quyết định căn cứ vào các giấy tờ, tài liệu, các tình tiết liên quan  … và nếu thỏa thuận đó hợp pháp Tòa án sẽ tôn trọng.

     

    * Trong trường hợp giả định của bạn, nếu tài sản là của mẹ bạn thì khi mẹ bạn còn sống bà có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt theo quy định pháp luật (điều 164 BLDS).

     

    * Cũng theo nguyên tắc tại điều 4 BLDS nêu trên: nếu thỏa thuận đó không hợp pháp thì không có hiệu lực bắt buộc các bên phải tôn trọng. Do đó, dù đa số các anh chị em của bạn đã được cấp giấy chứng nhận nhưng thỏa thuận năm 2004 không hợp pháp thì tài sản vẫn có thể đem chia lại hoặc tòa án sẽ có cách giải quyết khác tùy theo tình hình thực tế, tùy theo diễn biến của vụ án (kể cả thiệt hại tài sản xây dựng trên đất.).


    Thân chào bạn!

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: