Chỉ thế chấp mảnh đất mà không thế chấp nhà ở thì có bị cưỡng chế căn nhà?

Chủ đề   RSS   
  • #604367 29/07/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Chỉ thế chấp mảnh đất mà không thế chấp nhà ở thì có bị cưỡng chế căn nhà?

    Vay thế chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ) là một hình thức vay ngân hàng có đảm bảo bằng tài sản là quyền sử dụng đất đai của mình. Vậy trường hợp chỉ thế chấp QSDĐ mà không thế chấp căn nhà gắn liền thì khi cưỡng chế thu hồi có tác động đến căn nhà?
     
    chi-the-chap-manh-dat-ma-khong-the-chap-nha-o-thi-co-bi-cuong-che-can-nha
     
    1. Thế chấp tài sản là QSDĐ được quy định thế nào?
     
    Căn cứ Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tài sản thế chấp đối với ngân hàng bao gồm những loại tài sản sau đây:
     
    - Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    - Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    - Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    - Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
     
    Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.
     
    Theo quy định trên có thể thấy trường hợp mà chỉ thế chấp QSDĐ mà không thế chấp nhà ở gắn liền với mảnh đất đó thì nhà ở vẫn được xem là tài sản thế chấp.
     
    2. Xử lý thế nào khi chỉ thế chấp QSDĐ mà không thế chấp nhà ở?
     
    Cụ thể Điều 325 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất thì xử lý như sau:
     
    - Trường hợp thế chấp QSDĐ mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    - Trường hợp thế chấp QSDĐ mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý QSDĐ, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình.
     
    - Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển QSDĐ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    3. Người thế chấp QSDĐ có nghĩa vụ gì?
     
    Bên thế chấp QSDĐ cho bên ngân hàng thì có trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ sau:
     
    - Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
     
    - Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.
     
    - Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
     
    - Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    - Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
     
    - Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015.
     
    - Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.
     
    - Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015.
     
    4. Người thế chấp QSDĐ có quyền gì?
     
    Cụ thể Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định quyền của bên thế chấp QSDĐ bao gồm:
     
    - Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.
     
    - Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
     
    - Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
     
    - Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
     
    Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
     
    - Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
     
    - Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.
     
    Như vậy, đối với trường hợp người thế chấp QSDĐ chính là người sử dụng đất thì xử lý cả ngôi nhà gắn liền. Trường hợp người thế chấp không đồng thời là người sử dụng đất cũng như sở hữu nhà ở thì chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình.
     
    578 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (01/08/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận