Chỉ số hóa học tối đa của các loại rượu, bia hiện nay quy định ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #605460 15/09/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    Chỉ số hóa học tối đa của các loại rượu, bia hiện nay quy định ra sao?

    Khi kinh doanh sản xuất các loại đồ uống có cồn như bia, rượu tại Việt Nam ngoài việc đảm bảo các quy định về phòng chống tác hại rượu bia thì về tính chất chuyên môn như đảm bảo an toàn thực phẩm thì chỉ số hóa học tối đa của các loại đồ uống có cồn hiện nay là bao nhiêu?
     
    chi-so-hoa-hoc-toi-da-cua-cac-loai-ruou-bia-hien-nay-quy-dinh-ra-sao
     
    1. Đồ uống có cồn là gì?
     
    Rượu, bia có chứa cồn, tên hoá học là ethanol (C2H5OH) là một chất gây nghiện làm ức chế hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh trung ương. Rượu, bia được sử dụng rất rộng rãi ở Việt Nam. 
     
    Để hiểu rõ hơn về rượu, bia được hình thành thế nào thì tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại rượu bia 2019 có giải thích như sau:
     
    - Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
     
    - Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước
     
    2. Tại sao phải quy định tiêu chuẩn chỉ số hóa học các loại đồ uống có cồn
     
    Khi chế biến đồ uống có cồn (Bia hơi, bia hộp, bia chai, rượu vang, Rượu Brandy, rượu trái cây, rượu Vodka,…) là các hợp chất gồm nước, cồn êtanol và các hợp chất khác có thể tiêu hoá được. 
     
    Đây là các hợp chất không thể thiếu, khi uống với lượng vừa phải sẽ mang đến cho người dùng sự sảng khoái, chuẩn độ ngon của rượu, bia cần có.
     
    Tuy nhiên, trong quá trình điều chế và chưng cất, rượu, bia nếu không đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định mà pháp luật quy định thì có thể dẫn đến nhiều tác hại xác cho sức khỏe người dùng, nhất là chất hóa học trong rượu, bia. Vì vậy cần phải tiến hành xác định hàm lượng các chất có trong bia hay nói cách khác doanh nghiệp phải xét nghiệm rượu, bia theo quy định hiện hành. 
     
    3. Bảng quy chuẩn xác định chỉ số tối đa chất hóa học trong đồ uống có cồn
     
    Chỉ số chất hóa học tối đa được quy định tại Phụ lục II kèm theo QCVN 6-3:2010/BYT ban hành kèm theo Thông tư 45/2010/TT-BYT quy định như sau:
     

    Tên chỉ tiêu

    Mức tối đa

    Phương pháp thử

    Phân loại chỉ tiêu 1)

    I. Các sản phẩm bia

     

     

     

    1. Hàm lượng diacetyl, mg/l

    0,2

    TCVN 6058:1995

    A

    II. Rượu vang

     

     

     

    1. Hàm lượng methanol, mg/l

    - Rượu vang đỏ (red wine)

    - Rượu vang trắng (white wine) và hồng (rosé wine)

    400

    250

    TCVN 8010:2009;

    AOAC 972.11

    A

    2. Hàm lượng lưu huỳnh dioxid (SO2), mg/l sản phẩm, không lớn hơn

     

    AOAC 940.20

    AOAC 990.29

    A

    - Rượu vang đỏ

    150

     

     

    - Rượu vang đỏ có hàm lượng đường tính theo tổng hàm lượng glucose và fructose không nhỏ hơn 5 g/l

    200

     

     

    - Rượu vang trắng và rượu vang hồng

    200

     

     

    - Rượu vang trắng (white wine) và rượu vang hồng (rosé wine) có hàm lượng đường tính theo tổng hàm lượng glucose và fructose không nhỏ hơn 5 g/l

    250

     

     

    - Rượu vang nổ đặc biệt (quality sparkling wine)

    185

     

     

    - Các loại rượu vang nổ khác

    235

     

     

    III. Rượu mạnh

     

     

    1. Rượu vang mạnh

     

     

     

    Hàm lượng methanol, mg/l cồn 100o, không lớn hơn

    2.000

     

    A

    2. Rượu Brandy/Rượu Weinbrand

     

     

     

    Hàm lượng methanol, mg/l cồn 100o, không lớn hơn

    2.000

     

    A

    3. Rượu bã nho

     

     

     

    Hàm lượng methanol, mg/l cồn 100o, không lớn hơn

    10.000

     

    A

    4. Rượu trái cây

     

     

     

    Hàm lượng acid hydrocyanic đối với rượu chế biến từ trái cây có hạt, mg/l cồn 100o, không lớn hơn

    70,0

     

    A

    Hàm lượng methanol, mg/l cồn 100o, không lớn hơn

    10.000

     

    A

    Hàm lượng methanol, mg/l cồn 100o đối với các trường hợp đặc biệt:

     

     

     

    - Mận mirabelle (Prunus domestica L. subsp. syriaca (Borkh.) Janch. ex Mansf),

    - Mận quetsch (Prunus domestica L.),

    - Táo (Malus domestica Borkh.),

    - Lê (Pyrus communis L.) trừ lê Williams (Pyrus communis L. cv ‘Williams’),

    - Quả mâm xôi đỏ (Rubus idaeus L.),

    - Quả mâm xôi đen (Rubus fruticosus auct. aggr),

    - Mơ (Prunus armeniaca L.),

    - Đào (Prunus persica (L.) Batsch);

    12.000

     

    A

    - Lê Williams (Pyrus communis L. cv ‘Williams’),

    - Quả lý chua (Ribes rubrum L.),

    - Nho đen Hy Lạp (blackcurrant) (Ribes nigrum L.),

    - Thanh lương trà châu Âu (rowanberry) (Sorbus aucuparia L.),

    - Quả cây cơm cháy (elderberry) (Sambucus nigra L.),

    13.500

     

     

    - Mộc qua Kavkaz (Cydonia oblonga Mill.)

    - Quả bách xù (Juniperus communis L. và/hoặc Juniperus oxicedrus L.).

     

     

     

    5. Rượu táo và rượu lê

     

     

     

    Hàm lượng methanol, mg/l cồn 100o, không lớn hơn

    10.000

     

    A

    6. Rượu Vodka

     

     

     

    Hàm lượng methanol, mg/l cồn 100o, không lớn hơn

    100

     

    A

    7. Rượu gin Luân Đôn

     

     

     

    Hàm lượng methanol, mg/l cồn 100o, không lớn hơn

    50,0

     

    A

    1) chỉ tiêu loại A: bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy

     
    Mặc dù chỉ tiêu xét nghiệm được xây dựng dựa trên QCVN, tuy nhiên tùy thuộc vào từng loại sản phẩm ( đặc trưng mỗi loại rượu, bia) và mục đích xét nghiệm (Công bố hợp quy để đưa sản phẩm ra thị trường,  xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giám sát chất lượng định kỳ theo quy định,… ) mà doanh nghiệp có thể xây dựng chỉ tiêu phù hợp cho sản phẩm của riêng mình, một vài trường hợp cho phép cắt giảm chỉ tiêu để rút ngắn thời gian cũng như tiết kiệm chi phí cho việc xét nghiệm.

     

     
    381 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (27/10/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận