Chỉ có cha đồng ý cho làm con nuôi có được hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #614929 07/08/2024

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2030)
    Số điểm: 14851
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Chỉ có cha đồng ý cho làm con nuôi có được hay không?

    Việc nhận nuôi con nuôi có cần phải được sự đồng ý của cha mẹ người được nhận con nuôi không? Hay chỉ cần cha hoặc mẹ đồng ý là được.

    Phải có sự đồng ý của cha mẹ đẻ cho làm con nuôi 

    Tại Điều 22 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.

    Cha mẹ đẻ đồng ý cho con làm con nuôi phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

    Như vậy, việc cho con làm con nuôi thì cần phải có sự đồng ý của cả cha mẹ đẻ. Nếu chỉ có người cha đồng ý, người mẹ không đồng ý thì không được cho con làm con nuôi. Lưu ý thêm là cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.

    Cha mẹ đẻ có quyền quản lý tài sản của con khi đã được người khác nhận nuôi không?

    Tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về hệ quả của việc nuôi con nuôi như sau:

    - Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.

    - Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.

    - Kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác.

    Như vậy, cha mẹ đẻ sẽ không có quyền định đoạt tài sản riêng đối với con đã được cho làm con nuôi nếu giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác.

    Ngoài ra, nếu trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi và con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt gồm quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng được khôi phục. Khi chấm dứt việc nuôi con nuôi trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

     
    115 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận