Trào lưu cài điện thoại ở cửa sổ máy bay hiện tràn lan trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là Tiktok. Trào lưu này được cho là bắt nguồn từ một nữ hot Tiktoker có hàng triệu followers và dần phổ biến sang một số nền tảng video ngắn như khác như Facebook Reels, Youtube Shorts. Điều này làm ảnh hưởng đến an toàn chuyến bay, dù đã được cơ quan chức cảnh báo nhưng hành vi này vẫn đang được tiếp diễn. Vậy pháp luật quy định chế tài như thế nào cho những hành vi này?
Lý do vì sao không được cài điện thoại và kéo màn cửa sổ máy bay trong quá trình bay?
Xuất phát từ việc tạo trend trên tiktok của một số tiktokers, ngày càng nhiều hành khách lầm tưởng đây là một hành vi vô hại và liên tục tiếp nối hành động này. Một số hành khách ít có cơ hội đi máy bay nên muốn lưu lại những kỉ niệm cũng bằng cách đó – cài điện thoại ở cửa sổ máy bay để quay lại những thước phim với tốc độ quay nhanh và quay liên tục hàng giờ.
Điện thoại có thể cháy nổ do quay liên tục nhiều tiếng, điện thoại nóng, kết hợp với tác động của ánh sáng mặt trời trong thời gian dài. Chưa kể, sóng vô tuyến của điện thoại có thể gây nhiễu các hệ thống điện tử nhạy cảm của máy bay. Việc không tắt điện thoại trên máy bay dù không sử dụng nhưng nó cũng sẽ liên tục bắt sóng và làm nhiễu sóng các thiết bị liên lạc, kiểm soát tàu bay của phi công. Nếu trên chuyến bay có hàng trăm hành khách cùng sử dụng điện thoại, sóng từ các thiết bị này làm nhiễu nặng khiến phi công không thể tập trung liên lạc.
Hành vi này được đánh giá là nguy hiểm và đe dọa an toàn bay thuộc một trong các hành vi bị cấm nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng theo điểm đ Khoản 1 Điều 12 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Do đó, việc hạn chế sử dụng điện thoại trên máy bay là cần thiết. Nghiêm cấm việc cài điện thoại trên cửa cửa sổ máy bay hay kéo màn cửa sổ xuống, đặc biệt trong quá trình máy bay hạ và cất cánh, vì đây được coi là khoảng thời gian quan trọng và hầu hết các tai nạn hàng không đều xảy ra trong gia đoạn này.
Pháp luật quy định xử phạt như thế nào đối với hành vi này?
Bộ phận người dân cho rằng không nên cổ súy cho trào lưu này bởi vẫn còn những trường hợp như vậy liên tục xảy ra gây ảnh hưởng đến an toàn bay, không chỉ cho người quay mà cho cả chuyến bay nói chung. Các bộ phận liên quan cần nghiên cứu tác động để đưa ra các quy định và chế tài cần thiết.
Có thể thấy giao thông đường hàng không là một phạm trù đặc biệt không giống như những loại hình giao thông thông thường. Việc gây cản trở giao thông đường hàng không có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, dẫn tới thiệt hại rất lớn về người và tài sản.
Chính phủ cũng đã có những chế tài, điều luật được ban hành theo quy định của Nghị định số 162/2018, cụ thể các cá nhân sử dụng thiết bị điện tử, thiết bị thu phát sóng trên tàu bay khi không được phép sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng theo điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 90 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về Tội cản trở giao thông đường không với hành vi “Sử dụng sai hoặc làm nhiễu các tần số thông tin liên lạc” tại điểm c Điều này thì hình phạt áp dụng có thể bị phạt tù lên đến 15 năm.