Chế độ cho Người bị khuyết tật

Chủ đề   RSS   
  • #518688 23/05/2019

    Chế độ cho Người bị khuyết tật

    Nhờ luật Sư cho em hỏi về 2 vấn đề sau:

    Câu hỏi 1. Đối với một người bị mất (một bàn tay phải và một mắt phải) có được xếp vào diện người khuyết tật và được trợ cấp hàng tháng không? Nếu được xếp vào diện khuyết tật thì hồ sơ pháp lý để hưởng chế độ bao gồm những thủ tục gì?

    Câu hỏi 2: Người bị tâm thần thì cần phải làm những thủ tục gì để hưởng chế độ người khuyết tật?

     

     

     
    10428 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Quynhtmr vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #518912   26/05/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Tư vấn câu hỏi 1.

    Căn cứ khoản 1 Điều Luật người khuyết tật 2010 quy định:

    “Điều 2. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.”

    Sau khi xác định thuộc người khuyết tật theo quy định trên thì cần tiến hành xác nhận khuyết tật theo để có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định tại Điều 19 Luật người khuyết tật 2010:

    Điều 19. Giấy xác nhận khuyết tật

    1. Giấy xác nhận khuyết tật có các nội dung cơ bản sau đây:

    a) Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính của người khuyết tật;

    b) Địa chỉ nơi cư trú của người khuyết tật;

    c) Dạng khuyết tật;

    d) Mức độ khuyết tật.

    2. Giấy xác nhận khuyết tật có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký.”

    Từ đó sẽ có căn cứ để hưởng bảo trợ xã hội.

    Căn cứ Điều 44 Luật người khuyết tật 2010:

    Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

    1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

    a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;

    b) Người khuyết tật nặng.

    2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:

    a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;

    b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;

    c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

    3. Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.

    4. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.

    Hồ sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng được hướng dẫn bởi Điều 20 và Điều 21 Nghị định 28/2012/NĐ-CP

    Tư vấn câu hỏi 2. 

    Căn cứ Điều 3 Luật người khuyết tật 2010:

    Điều 3. Dạng tật và mức độ khuyết tật

    1. Dạng tật bao gồm:

    a) Khuyết tật vận động;

    b) Khuyết tật nghe, nói;

    c) Khuyết tật nhìn;

    d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;

    đ) Khuyết tật trí tuệ;

    e) Khuyết tật khác.”

    Theo Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP thì “Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.” 

    Như vậy, người bị thần kinh cũng sẽ được hưởng những chính sách như đối với người khuyết tật, do đó bạn cần hoàn tất Hồ sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng được hướng dẫn bởi Điều 20 và Điều 21 Nghị định 28/2012/NĐ-CP để đảm bảo quyền lợi cho cháu.

     
    Báo quản trị |  
  • #524180   29/07/2019

     Căn cứ theo khoản 1 điều 44 Luật người khuyết tật 2010 quy định:

    “1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

    a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;

    b) Người khuyết tật nặng.”

        Vậy đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng gồm người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng trừ đối tượng người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa ( sẽ có các chế độ khác giành riêng cho đối tượng này ).

        Căn cứ theo điều 3 nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về mức độ khuyết tật:

        Điều 3. Mức độ khuyết tật

    “1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

    2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

    3. Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

        Và căn cứ theo điều 2 nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về các dạng tật:

        Điều 2. Dạng tật

    “1. Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

    2. Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.

    3. Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.

    4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.

    5. Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.

    6. Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.”

        Vậy khuyết tật vận động và khuyết tật nghe nói thì không được trợ cấp xã hội hàng tháng.

       Bệnh tâm thần phân liệt được coi là khuyết tật thần kinh, tâm thần thuộc trường hợp khuyết tật nặng nên trong trường hợp này bị bệnh tâm thần phân liệt có được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

       2.Thủ tục, hồ sơ để người bị bệnh tâm thần phân liệt được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

        Căn cứ theo khoản 1 điều 20 nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội:

        Điều 20. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

    “1. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội bao gồm:

    a) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

    b) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;

    c) Bản sao Sổ hộ khẩu;

    d) Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;

    đ) Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;

    e) Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi”

       Bước 1: Vậy hồ sơ bạn cần chuẩn bị bao gồm:

    • Tờ khai thông tin của người khuyết tật.
    • Bản sao giấy xác nhận khuyết tật.
    • Bản sao sổ hộ khẩu.
    • Bản sao giấy khai sinh hoặc chứng minh thư nhân dân.

       Bước 2: Nơi nộp hồ sơ: Nộp tại ủy ban nhân dân cấp xã

       Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội xã, phường, thị trấn niêm yết công khai kết luận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày.

       Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày, nhận đủ hồ sơ đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

       Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét và ký Quyết định trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc.

       Vậy bạn chuẩn bị hồ sơ giấy tờ trên và nộp tại ủy ban nhân dân xã để hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhthuc30 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/07/2019)
  • #576702   30/10/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Cả hai câu hỏi của bạn đều hỏi về hưởng chế độ đối với người khuyết tật, cho nên cần căn cứ theo quy định của Luật Người khuyết tật 2010 để xem xét. Theo đó các quy định của Luật này thì trước hết cần phải định những trường hợp này là người khuyết tật theo quy định pháp luật. Để được công nhận là người khuyết tật cần có giấy xác nhận khuyết tật của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký (sau khi có kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết do do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thành lập). Giấy xác nhận này sẽ nêu rõ dạng tật và mức độ khuyết tật của người khuyết tật. Sau khi có giấy xác nhận là người khuyết tật thì họ sẽ được hưởng các chính sách, chế độ theo quy định pháp luật.

    Còn đối với câu hỏi số 1 thì nếu trường hợp này được xác định là người khuyết tật, tuy nhiên để được nhận trợ cấp hằng tháng thì phải là người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng theo quy định thi mới được trợ cấp hằng tháng. Hồ sơ về cơ bản bảo gồm tờ khai theo mẫu, CMND hoặc CCCD, giấy xác nhận khuyết tật. Tùy nhiên, cần đến ủy ban xã để được hỗ trợ chi tiết về hồ sơ để chuẩn bị cho đầy đủ.

     
    Báo quản trị |