Chế định ly thân - Những điều cần biết

Chủ đề   RSS   
  • #453990 20/05/2017

    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Chế định ly thân - Những điều cần biết

    1/ Hỏi: Ly thân là gì?

    Đáp: Ly thân,theo cách hiểu đơn giản nhất, là việc hai vợ chồng không sống cùng nhau trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể hơn, hai vợ chồng ly thân khi họ cùng thống nhất sống riêng, không ăn chung, ở chung, và đặc biệt là không sinh hoạt vợ chồng.

    Ly thân đã được rất nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận và được xem là một chế định tiến bộ. Pháp luật Việt Nam chưa có quy định về ly thân, tuy nhiên xét trên nguyên tắc cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam là  hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng thì vợ, chồng có quyền lựa chọn phương thức giải quyết mâu thuẫn một cách tốt nhất, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình. Do đó, vợ chồng hoàn toàn có thể lựa chọn ly thân bởi pháp luật cũng không có quy định cấm.

    Như vậy, đặt trường hợp thường xuyên xảy ra trong thực tế là khi người vợ giận chồng bỏ về nhà mẹ đẻ vài ngày thì có xem là ly thân không? Vấn đề này vẫn còn gây tranh cãi bởi không có căn cứ nào để xác định hai vợ chồng sống riêng bao lâu thì mới được xem là ly thân.

    2/ Hỏi: Ly thân có ý nghĩa như thế nào?

    Đáp: Xét về bản chất, ly thân giúp cho hai vợ chồng có mâu thuẫn có thời gian sống tách ra để giảm thiểu những căng thẳng, xung đột gay gắt giữa vợ và chồng hoặc tránh những chuyện đáng tiếc có thể xảy ra; đồng thời có thời gian suy ngẫm, ăn năn hối cải, khắc phục lỗi lầm, sửa đổi tính tình, tha thứ cho nhau để hướng đến mục đích cuối cùng là vợ chồng đoàn tụ, tiếp tục chung sống với nhau.

    Tuy nhiên, xét trên thực tế, số vụ ly thân mà sau đó các cặp vợ chồng quay lại chung sống với nhau rất ít ỏi. Phần lớn trong số đó sẽ dẫn đến ly hôn, một phần khác những cặp vợ chồng theo đạo Thiên Chúa giáo sẽ chấp nhận ly thân cả đời mà không ly hôn (vì đạo này cấm tín đồ ly hôn). Và khi hai vợ chồng ra tòa để ly hôn, ly thân sẽ là một căn cứ quan trọng để Tòa án xem xét.

    3/ Hỏi: Có phải ly thân thì hôn nhân đã chấm dứt không?

    Đáp: Đây là suy nghĩ của rất nhiều người. Thế nhưng, thực chất, ly thân ở Việt Nam chỉ là sự tự thỏa thuận giữa vợ chồng, còn về mặt pháp lý thì mối hôn nhân của họ vẫn tồn tại. Vì theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, hôn nhân chỉ chấm dứt khi ly hôn; vợ/chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết. Điều đó có nghĩa là, các quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân (như về tài sản, nhân thân, con cái) vẫn có hiệu lực thực thi đối với cả hai bên.

    4/ Hỏi: Nếu muốn ly thân, tôi có phải làm thủ tục gì không?

    Đáp: Ở Việt Nam, ly thân là chế định không được pháp luật thừa nhận. Vì lẽ đó, nếu muốn ly thân, hai vợ chồng sẽ tự thỏa thuận thương lượng với nhau về các vấn đề có liên quan mà không cần làm bất kì thủ tục nào khác.

    5/ Hỏi: Nếu sau thời kỳ ly thân, vợ chồng muốn ly hôn thì làm thế nào để Tòa án biết họ đã ly thân?

    Đáp: Bạn chỉ cần cung cấp cho Tòa án các chứng cứ chứng minh rằng hai vợ chồng đã không còn sống chung với nhau, không có quan hệ tình cảm, không thiết lập khối tài sản chung với nhau nữa. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết là vợ chồng phải sống tại hai nơi khác nhau.

    6/ Hỏi: Tôi cần phải làm gì để bảo vệ tốt quyền lợi của mình trước và trong khi ly thân?

    Đáp: Bạn và vợ/chồng có quyền tự thương lượng, thống nhất và định đoạt các vấn đề có liên quan đến việc ly thân. Vì lẽ đó, khi quyết định ly thân, hãy chú ý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, đặc biệt là các vấn đề sau:

    Trước khi ly thân, bạn và vợ/ chồng cần phải thỏa thuận và thống nhất rõ ràng về thời gian ly thân, phân chia tài sản chung và thống nhất về các tài sản phát sinh trong thời kỳ ly thân, trách nhiệm của mỗi bên đối với người thân, con cái, đặc biệt là vấn đề về cấp dưỡng trong khi ly thân. Các nội dung thỏa thuận này nên được lập thành văn bản.

    Trong thời kỳ ly thân, nếu bạn có những tài sản riêng phát sinh, hãy giữ lại chứng cứ chứng minh tài sản đó chỉ thuộc sở hữu của riêng bạn, không có phần công sức, đóng góp của vợ/chồng. Điều này sẽ hạn chế rất nhiều phiền toái nếu sau khi ly thân mà dẫn đến ly hôn. Bên cạnh đó, nếu người kia không chu toàn nghĩa vụ, hãy giữ lại những bằng chứng cho thấy điều đó, để nếu việc ly hôn có xảy ra, đây là một lợi thế cho bạn.

     

     
    11032 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truong_nhu vì bài viết hữu ích
    thuongkp2708 (20/05/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #457554   15/06/2017

    Hoaithuong2709
    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    Theo mình được biết, khi 2 vợ chồng quyết định ly hôn, ra tòa hòa giải thì các bên thường lấy nguyên nhân: Mục đích hôn nhân không đạt được, cả 2 đã không sống chung một thời gian đủ dài để chứng minh cuộc sống không hạnh phúc, xung đột đã đến đỉnh điểm....
    Do đó, giai đoạn “ly thân” tuy không được pháp luật công nhận, nhưng cũng là căn cứ để các bên đưa ra tòa xem xét.

     
    Báo quản trị |  
  • #457588   15/06/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Hoaithuong2709 viết:

    Theo mình được biết, khi 2 vợ chồng quyết định ly hôn, ra tòa hòa giải thì các bên thường lấy nguyên nhân: Mục đích hôn nhân không đạt được, cả 2 đã không sống chung một thời gian đủ dài để chứng minh cuộc sống không hạnh phúc, xung đột đã đến đỉnh điểm....
    Do đó, giai đoạn “ly thân” tuy không được pháp luật công nhận, nhưng cũng là căn cứ để các bên đưa ra tòa xem xét.

    Mình đồng ý với bạn, nhưng như mình đã có nhắc đến ở trên, cái khó ở đây là làm thế nào để chứng minh vợ chồng đã ly thân. Vì không giống phương Tây, ở nước ta, ly thân chỉ là chuyện trong nhà, và không ít cặp vợ chồng, ngoài chia phòng ngủ ra thì mọi sinh hoạt khác vẫn bình thường. Rồi bỗng muốn ly hôn, lại bảo chúng tôi đã ly thân xx năm, nhưng không cách nào tìm được bằng chứng? Do đó, mình nghĩ tại sao nước ta lại không cho phép các cặp vợ chồng muốn ly thân lên báo với chính quyền địa phương, làm căn cứ vững chắc và hạn chế rắc rối về sau nếu muốn ly hôn nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
  • #457610   15/06/2017

    ntqn1993
    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    Mình nghe nói khái niệm ly thân này đã tồn tại khá là lâu rồi, nó không vi phạm đạo đức xã hội, cũng không trái với thuần phong mỹ tục, không hiểu sao đến nó vẫn không được quy định trong một văn bản pháp luật cụ thể nào

    Lavie est belle

     
    Báo quản trị |