Đăng ký khai tử - Ảnh minh họa
Đăng ký khai tử là một thủ tục quan trọng sau khi một người qua đời. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp vợ và con cái của người qua đời cũng không còn. Vậy cháu có thể đi khai tử cho ông bà được không?
Căn cứ Khoản 1, Điều 33, khoản 2, điều 34 Luật hộ tịch năm 2014 quy định:
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử
Theo căn cứ trên thì vợ, chồng, hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử
Vậy người thân thích khách này bao gồm những ai?
Theo Khoản 19 Điều 3, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:
- Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.
Và:
Tại Khoản 17, 18, Điều 3, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 cũng có quy định như sau:
- Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
- Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
Theo căn cứ trên thì:
Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Tất cả những đối tượng nêu trên đều có quyền xin trích lục khai tử cho nhau.
Vậy theo quy định trên thì cháu có quyền đi khai tử cho ông.
====> xem thêm thủ tục đăng ký khai tử tại đây
Cập nhật bởi ThienAnhHoa ngày 22/09/2020 02:49:05 CH