Đã bao lần tự đặt câu hỏi: Luật pháp quốc tế là gì? Thì cũng bấy nhiêu lần đóng nó lại. Nhưng mấy hôm nay xem tin tức thế giới lòng cảm giác buồn, và thêm một lần hỏi: Luật pháp quốc tế là gì?
Người dân Syria đang an bình dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Bashar al-Assad, bổng nhiên phút giây đó tan biến chỉ vì phiến quân nổi dậy. Từ đó cuộc nội chiến diễn ra đến giờ đã hơn hai năm, biết bao người chết, bị thương bởi cuộc chiến đau lòng này.
Nhiều câu hỏi được đặt ra:
1.Chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad xấu hay tốt?
Nếu Chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad xấu thì chẳng còn ai theo ông và quân nổi dậy đã lật đổ Chính phủ đương thời từ lâu lắm rồi.
2.Quân phiến loạn chống đối chính phủ là ai?
Nếu họ là những kẻ vì dân, vì nước thì không nổi dậy chống đối chính quyền. Những quả bom, viên đạn họ bắn ra không những đánh vào quân chính phù mà còn giết hại dân thường vô tội. Chẳng qua họ chỉ vì những lợi ích cá nhân và bị các thế lực bên ngoài kích động mà thôi.
3.Vũ khí ở đâu để Quân phiến loạn chống chính phủ?
Rõ ràng kẻ tài trợ vũ khí cho phiến quân này là Mỹ và phương Tây. Mỹ và phương Tây muốn lật đổ chế độ không khuất phục mình, muốn một chính phủ bù nhìn khác lên thay để thực thi chính sách của họ. Vậy là chi vũ khí, tài chính cho Quân phiến loạn tổ chức biểu tình, sau đó là dùng vũ trang chống lại chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad.
4.Vậy luật pháp Quốc tế ở đâu?
Đáng lẽ ra luật pháp quốc tế là tìm lại công lý, chính nghĩa để giải quyết nội chiến ở Syria, bằng cách kêu gọi quân phiến loạn ngừng cuộc chiến chống lại chính phủ Bashar al-Assad, chống lại đất nước, nhân dân Syria. Nhưng không, Mỹ và phương Tây kêu gọi Chính phủ Syria không dùng vũ lực chống lại người biểu tình, quân nổi dậy. Đúng là một sự kêu gọi nực cười và đầy lố bịch. Thử hỏi, nếu một ai đó bắn súng vào Nhà Trắng thì chính quyền Obama bắn lại hay tay không khống chế. Yêu cầu của Mỹ và phương Tây chắc khác gì tiếp tay cho nội chiến ở Syria ngày một lên đỉnh điểm.
5.Vũ khí hóa học là gì?
Chính quyền Mỹ luôn tìm mọi lý do để lật đổ thể chế chính trị không tuân theo mình nhằm lập lại thể chế mới dưới tầm ảnh hưởng của mình.
Dưới lá bài phá huỷ những vũ khí huỷ diệt hàng loạt và bảo vệ dân thường, Mỹ đã từng gây chiến tranh ở nhiều nước. Hai ví dụ điển hình nhất và mới nhất là ở Iraq và Libya.
Đối với Iraq, trước khi tiến đánh nước này, Mỹ đã dùng truyền thông để phóng đại hết mức có thể về nguy cơ gây ra từ kho vũ khí huỷ diệt hàng loạt của cố Tổng thống Saddam Hussein. Từ “cái cớ” đầy thuyết phục đó, Mỹ đã tiến đánh Iraq. Tuy nhiên, sau này, thông tin mới lộ ra rằng, Iraq thậm chí còn không có vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
Ở trường hợp của Libya, với cái cớ còn thuyết phục hơn là để bảo vệ dân thường, Mỹ cùng với các nước đồng minh phương Tây và Ả-rập cũng đã can thiệp quân sự vào đất nước Bắc Phi để lật đổ chính quyền của ông Muammar Gaddafi.
Việc ông Obama đề cập đến vũ khí hoá học, sinh học ở Syria cùng với hai tiền lệ được đề cập ở trên khiến người ta giật mình nghĩ đến viễn cảnh, kịch bản ở Iraq và Libya sẽ tái diễn ở Syria.
6. Có phải Mỹ đang ủng hộ kẻ ăn thịt người?
Hồi tháng 5, một đoạn video trên trang YouTube cho thấy một chiến binh thuộc phe đối lập tại Syria đã moi tim của một binh sĩ chính phủ ra rồi nhai. Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) tại Mỹ khẳng định chiến binh ăn tim trong video là Abu Sakkar, chỉ huy một đơn vị của phe đối lập tại thành phố Homs. HRW khẳng định hành động đó là tội ác chiến tranh.
Vậy mà Mỹ và phương Tây sẽ hỗ trợ vũ khí cho những kẻ giết người man rợ này ư? Một khi họ giành được chính quyền thì đất nước Syria sẽ đi về đâu? Người dân Syria sẽ như thế nào?
Chính quyền Obama giải thích gì về việc này?
7. Nếu Mỹ và phương Tây cương quyết can thiệp sâu vào Syria thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Có thể nói chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad còn tồn tại đến giờ này là nhờ sự ủng hộ từ Điện Kremlin. Nhưng liệu một ngày nào nước Nga bỏ cuộc làm ngơ hay không, khi đấy quân nổi dậy sẽ đánh tan quân Chính phủ Bashar al-Assad.
Giả thiết này cũng có thể xảy ra bởi Libya trước kia cầm cự được một thời gian cũng nhờ tiếng nói của Nga và Trung Quốc, tưởng chừng Libya sẽ an toàn khi hai ông lớn ủng hộ. Nhưng sau đó Nga và Trung Quốc buông tay thì Libya bị Mỹ và phương Tây tự do thực hiện ý đồ của mình.
Nên tương lai của Tổng thống Bashar al-Assad vẫn chưa thể đoán được, thậm chí khi Nga buông tay.
8. Niềm tin có còn với Tổng thống Bashar al-Assad hay không?
Nếu một khi Điện Kremlin im lặng có nghĩa chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad rơi vào vực thẳm. Nhưng họ vẫn còn hi vọng vào lực lượng binh sỉ của Triều Tiên phái qua, và 4.000 lính Iran sắp chuyển qua. Iran không thể bỏ và không dám bỏ chính quyền Bashar al-Assad nên chính phủ Syria vẫn còn niềm tin để chiến đấu. Bởi một khi chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad thất thủ thì Iran mất đồng minh, và miến mồi kế tiếp của Mỹ chính là Iran.
Kết thúc tám câu hỏi, nhưng chẳng giải đáp được Luật pháp quốc tế là gì? Phải chăng Luật pháp quốc tế là Chân lý thuộc về kẻ mạnh?
Cập nhật bởi BachHoLS ngày 18/06/2013 09:22:43 SA
Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 17/06/2013 03:02:57 CH