Chẩn đoán bệnh nhẹ thành nặng, bác sĩ phải chịu trách nhiệm gì?

Chủ đề   RSS   
  • #590807 06/09/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1697 lần


    Chẩn đoán bệnh nhẹ thành nặng, bác sĩ phải chịu trách nhiệm gì?

    Mới đây, nhiều diễn đàn đưa tin về trường hợp bác sĩ sai sót dẫn đến chẩn sai bệnh khiến bệnh nhân và người nhà hoang mang, lo sợ. Việc chẩn đoán bệnh thuộc về chuyên môn ngành nghề, vậy viêc chẩn đoán sai có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật? Pháp luật có quy định như thế nào đối với hành vi chẩn sai bệnh của bệnh nhân?

    Xác định người hành nghề có sai sót hoặc không có sai sót chuyên môn kỹ thuật

    Về vấn đề xác định bác sĩ có sai sót hoặc không có sai sót chuyên môn kỹ thuật trong quá trình khám chữa bệnh được quy định tại Điều 73 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau:

    Người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật khi được hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 74 và Điều 75 của LLuật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 xác định đã có một trong các hành vi sau đây:

    - Vi phạm trách nhiệm trong chăm sóc và điều trị người bệnh;

    - Vi phạm các quy định chuyên môn kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp;

    - Xâm phạm quyền của người bệnh.

    Người hành nghề không có sai sót chuyên môn kỹ thuật khi được hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 74 và Điều 75 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 xác định thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Đã thực hiện đúng các quy định chuyên môn kỹ thuật trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng vẫn xảy ra tai biến đối với người bệnh;

    - Trong trường hợp cấp cứu nhưng do thiếu phương tiện, thiết bị kỹ thuật, thiếu người hành nghề theo quy định của pháp luật mà không thể khắc phục được hoặc bệnh đó chưa có quy định chuyên môn để thực hiện dẫn đến xảy ra tai biến đối với người bệnh; các trường hợp bất khả kháng khác dẫn đến xảy ra tai biến đối với người bệnh.

    Trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

    - Căn cứ tại Điều 76 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:

    Trường hợp xảy ra sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh hoặc trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 73 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, doanh nghiệp bảo hiểm mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã mua bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo hợp đồng bảo hiểm đã ký với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

    Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa mua bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì phải tự bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo quy định của pháp luật.

    - Ngoài việc bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

    - Trường hợp xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 73 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề không phải bồi thường thiệt hại.

    Như vậy, nếu xác định bác sĩ thực hiện khám bệnh có lỗi cố ý hoặc vô ý trong khi chẩn đoán, điều trị gây tổn hại đến sức khỏe, thiệt hại đến tính mạng của bệnh nhân thì có quyền yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.

    Chế tài đối với hành vi chẩn đoán sai bệnh

    Được quy định tại Điều 40 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, cụ thể mức phạt vi phạm như sau:

    Hình thức phạt chính

    (1) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    - Không lập hoặc lập hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định của pháp luật;

    - Không ghi sổ y bạ hoặc sổ y bạ cấp cho người bệnh điều trị ngoại trú không ghi rõ, đầy đủ thông tin cá nhân của người bệnh, chẩn đoán, chỉ định điều trị, kê đơn thuốc theo quy định và thời gian khám lại;

    - Không lưu trữ hồ sơ, bệnh án theo quy định của pháp luật;

    - Không thực hiện chế độ báo cáo về các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật;

    - Không lập hoặc lập sổ khám bệnh, chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật.

    (2) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    - Không giải quyết đối với người bệnh không có người nhận theo quy định của pháp luật;

    - Không giải quyết đối với người bệnh tử vong theo quy định của pháp luật;

    - Không trực, không tổ chức trực khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật;

    - Không tổ chức dinh dưỡng điều trị, không chỉ định chế độ dinh dưỡng cho người bệnh hoặc không thực hiện tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh theo quy định của pháp luật.

    (3) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    - Không hội chẩn khi bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

    - Không hội chẩn khi đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển tốt hoặc có diễn biến xấu đi.

    (4) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp khi tình trạng người bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở.

    (5) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    - Thực hiện phẫu thuật, thủ thuật, can thiệp ngoại khoa khác từ loại III trở lên mà không được sự đồng ý bằng văn bản của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh, trừ trường hợp nếu không thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh mà không thể hỏi ý kiến của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh;

    - Không bảo đảm đầy đủ các phương tiện vận chuyển cấp cứu phù hợp với hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh; thiết bị, dụng cụ y tế và thuốc thiết yếu để kịp thời cấp cứu người bệnh.

    (6) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm tại các cơ sở không phải là bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ.

    (7) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh gây ra tai biến cho người bệnh.

    Hình thức xử phạt bổ sung

    - Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 1, điểm c khoản 2, các khoản 3 và 4 Điều 40 Nghị định 117/2020/NĐ-CP;

    - Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 và khoản 7 Điều 40 Nghị định 117/2020/NĐ-CP;

    - Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cơ sở tái phạm một trong các hành vi hoặc vi phạm đồng thời từ 03 hành vi trở lên trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm a khoản 5 Điều 40 Nghị định 117/2020/NĐ-CP;

    - Đình chỉ hoạt động một phần của cơ sở (đối với các khoa, phòng, trung tâm, đơn vị, bộ phận vi phạm) hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở (đối với vi phạm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cơ sở) trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 và khoản 7 Điều 40 Nghị định 117/2020/NĐ-CP;

    - Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều 40 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

    Biện pháp khắc phục hậu quả

    Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 7 Điều 40 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

     
    1455 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #590908   09/09/2022

    nguyenhoaibao12061999
    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Chẩn đoán bệnh nhẹ thành nặng, bác sĩ phải chịu trách nhiệm gì?

    Cảm ơn tác giả đã nói lên được vấn đề này, từ lâu nhiều bác sĩ vì lý do chuyên môn hoặc do vấn đề đạo đức mà có hành vi chuẩn đoán sai bệnh của bệnh nhân làm người đến khám hoang mang và tốn sức, tốn của mà bệnh tình không đáng kể sẽ gây nên tiêu cực đối với ngành y và nhiều hệ lụy khác dành cho người bệnh việc này cần phải có các chế tài xử lý nghiêm minh vì liên quan đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Thậm chí có thể dẫn đến tử vong, trường hợp này cần xem xét trách nhiệm và truy cứu hình sự với các sai phạm mang tính nghiêm trọng.

     
    Báo quản trị |