Chậm khắc phục sự cố điện, phạt đến 8 triệu

Chủ đề   RSS   
  • #421228 11/04/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 121 lần


    Chậm khắc phục sự cố điện, phạt đến 8 triệu

    Bạn hoặc gia đình có bao giờ gặp cảnh "điện thì cúp"  mà "người sửa thì không thấy đâu" chưa?

    Thực tế là nhiều trường hợp khi mạng lưới phân phối điện gặp sự cố hoặc trục trặc, người dân không thể tùy tiện sửa chữa mà phải thông báo cho công ty cung cấp điện, nhưng chờ mãi có khi cả buổi họ mới đến để khắc phục sự cố.

    Chờ lâu thì rất khó chịu, trong khi nếu người dân tự "cứu vãn tình thế" mà có vấn đề gì thì bị phạt rất nặng. Cụ thể tại điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định:

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện.

    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Vô ý gây sự cố hệ thống điện của bên bán điện;

    b) Tự ý cấp điện cho tổ chức, cá nhân bị ngừng cấp điện do vi phạm các quy định về sử dụng điện; vi phạm pháp luật về xây dựng, bảo vệ môi trường.

    3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Tự ý lắp đặt, đóng, cắt, sửa chữa, di chuyển, thay thế các thiết bị điện và công trình điện của bên bán điện;

    b) Không thông báo cho bên bán điện biết trước 15 ngày khi có nhu cầu chấm dứt hợp đồng mua bán điện đối với trường hợp mua điện để phục vụ các mục đích khác ngoài mục đích sinh hoạt.

     

    Nhưng liệu có chế tài nào cho những những nhân viên điện lực chậm trễ khắc phục sự cố khi người dân báo hay không. Thực chất là có. Tại điều 9 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, quy định, đơn vị phân phối điện có thể bị phạt đến 8.000.000 đồng nếu không khắc phục sự cố lưới điện trong 2h kể từ lúc nhận được thông báo của người dân nếu không có lý do chính đáng.

     

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Tháo, lắp thiết bị đo đếm trên lưới điện khi không được giao nhiệm vụ;

    b) Không có biên bản treo tháo khi lắp đặt, thay thế thiết bị đo đếm điện;

    c) Không có thẻ nghiệp vụ mà hiệu chỉnh thiết bị đo đếm trên lưới điện;

    d) Không có Giấy chứng nhận kiểm định hoặc tem kiểm định hoặc dấu kiểm định khi kiểm định thiết bị đo đếm điện;

    đ) Không nghiệm thu đúng thời hạn quy định sau khi lắp đặt, thay thế, sửa chữa hoặc hiệu chỉnh thiết bị đo đếm điện.

    2. Phạt tiền Đơn vị phân phối điện từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Không hoàn thành kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế thiết bị đo đếm điện hoặc có giải pháp thay thế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của bên mua điện;

    b) Không tiến hành xử lý sự cố trong thời hạn 02 giờ kể từ khi phát hiện hoặc nhận được thông báo của bên mua điện về sự cố lưới điện do bên bán điện quản lý để khôi phục việc cấp điện, mà không có lý do chính đáng;

    c) Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện không đúng nội dung đã thông báo;

    d) Sử dụng các thiết bị đo, đếm điện năng không được kiểm định theo quy định hoặc đã được kiểm định nhưng không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được quy định cho thiết bị đo đếm điện năng đối với lưới phân phối điện;

    đ) Sử dụng thiết bị đo đếm điện không phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), không được cơ quan quản lý nhà nước hoặc tổ chức được chỉ định về đo lường kim định và niêm phong.

    Nhưng trên thực tế không biết có phạt được không? :(

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    3774 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #421308   12/04/2016

    Jimraynon
    Jimraynon

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2015
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 18 lần


    Bạn ngây thơ quá! Viết thế mà cũng tin à?

    - Sau 1 giờ 55 phút mới đủng đỉnh đến, chả sao cả.

    - Có gì làm chứng rằng từ lúc anh/chị gọi đến lúc nhân viên ngành điện tới là 120 phút? Có ghi âm không? Có bản chứng thực thời gian diễn ra cuộc gọi của đơn vị viễn thông không?

    - Thế nào là "lý do chính đáng", văn bản quy phạm pháp luật nào quy định? Ngành điện nói thiếu người không đến được có tính là lý do chính đáng không? Họ bảo do các yếu tố kỹ thuật nên đến muộn, bạn có đủ trình độ chuyên môn để cãi lại không?

    - Các bộ, ban, ngành VN ta có tinh thần bênh nhau bằng chết, trừ khi có mâu thuẫn nội bộ không thì cực kỳ đoàn kết, cơ quan trên dưới một lòng, làm gì có chuyện để mất uy tín đơn vị như thế? Nhất là giai đoạn sắp bầu cử xyz, mà lại để xảy ra chuyện phạt rồi bồi thường này nọ, thì mặt mũi lãnh đạo vứt đi đâu?

    If the enemy is in ranger, so are you!

     
    Báo quản trị |