Chấm dứt HDLD không có lý do chính đáng thì khởi kiện thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #518683 23/05/2019

    baole01s

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/11/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chấm dứt HDLD không có lý do chính đáng thì khởi kiện thế nào?

    Xin chào luật sư cũng như cộng đồng dân luật,

    Mình có câu hỏi về luật lao động muốn nhờ luật sư cùng tất cả cộng đồng chúng ta giúp đỡ và góp ý.

    Việc là mình bị  công ty chấm dứt hợp đồng lao động không có lý do chính đáng.

    Mình được công ty ký hợp đồng lao động chính thức đến nay gần 10 tháng, trước đó phải thử việc 2 tháng riêng, có ký hợp đồng lao động. Công việc tiến triển tốt, cuối năm vừa rồi, tổng kết cuối năm bộ chỉ số KPI ( bộ chỉ số hiệu suất công việc) của mình đều đạt và vượt, nói chung sếp không có lý do gì để phàn nàn. Ra tết làm thêm được 4 tháng, đùng đùng vào 1 buổi trưa, sếp giao bà chị Phó giám đốc kêu vào phòng gặp riêng, linh cảm là có chuyện chẳng lành rồi, và đúng như vậy, bà hỏi mấy câu vu vơ, "em thấy từ lúc vào làm đến nay có đem lại hiệu quả cho công ty không?, các yêu cầu của công ty em có đạt không?...." Mình trả lời là theo như bộ chỉ số KPI mà công ty giao đến nay đều đạt tốt và có một số còn vượt. bà chị Phó giám đốc nói tiếp, "Hiện nay, công ty thấy vị trí em k mang lại hiệu quả, công ty muốn tìm một người khác, họ sẽ có những tiêu chí đáp ứng được mà công việc đang cần, trong khi em k làm được, hôm nay công ty sẽ kết thúc hợp đồng làm việc với em, bây giờ em có thể ra bàn giao máy tính và các thông tin tài khoản, những dữ liệu liên quan em phụ trách cho bạn Trưởng bộ phận, và từ đây đến cuối tháng công ty vẩn trả lương cho em, và em có thể ở nhà đi xin việc khác không cần đến công ty làm việc nữa." Điên máu định phang lại rồi, nhưng cố gắng kiếm chế, vì nghỉ người ta đã chả có tình nghĩa gì nữa thì thôi, níu kéo khỉ gì, nghỉ thì nghỉ, k làm chổ này thì làm chổ khác, thiếu gì việc mà sợ lũ khốn nạn, lưu manh, lợi dụng đó. Mình quyết định không nói gì, trả lời "OK, chị, em sẻ bàn giao mọi thứ ngay bây giờ".

    Cho mình hỏi, công ty làm như vậy đúng hay sai, nếu công ty sai thì công ty phải bồi thường cho mình bao nhiêu tháng lương, Nếu không bồi thường đúng thì mình sẽ làm gì? Nếu mình kiện thì sẽ viết đơn gửi cho tòa án nào thụ lý? Những giấy tờ gì cần thiết để khởi kiện công ty cũ? Mọi người có thể chia sẻ thêm, Xin cảm ơn và tất cả mọi người đã bỏ thời gian đọc tâm sự của mình.

     
    1832 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #518692   23/05/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Các căn cứ để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại khoản 1 Điều 38 BLLĐ 2012:

    “1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

    b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

    c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

    d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

    Khi có một trong các căn cứ trên thì người sử dụng lao động (tức Công ty) mới có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn. Ngoài ra, người sử dụng lao động có quyền sa thải nếu người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng. Bạn đã đưa ra ý kiến là sẽ chấp nhận nghỉ không lương và nộp đơn lên ban giám đốc, nếu đơn đã được ban giám đốc chấp nhận thì việc nghỉ làm của bạn không bị coi là tự ý bỏ việc theo quy định của pháp luật lao động, công ty không có quyền sa thải bạn.

    Khi không có các căn cứ theo quy định của pháp luật ở trên thì người sử dụng lao động là Công ty không thể chấm dứt hợp đồng lao động. Việc cho bạn nghỉ việc thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và sẽ chịu những hậu quả pháp lý sau:

    - Người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc và bồi thường các khoản tiền tương ứng với thiệt hại phát sinh.

    - Trường hợp người lao động đồng ý tiếp tục công việc, người sử dụng lao động phải trả tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội và tiền bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc (sau đây gọi tắt là tiền lương và tiền bảo hiểm) cùng với ít nhất 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    - Nếu công việc hoặc vị trí được giao kết trong hợp đồng lao động đã không còn, người sử dụng lao động sẽ phải bồi thường tiền lương và tiền bảo hiểm cho người lao động. Đồng thời, người sử dụng lao động phải thương lượng với người lao động để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

    - Trường hợp người lao động không đồng ý tiếp tục công việc, ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải bồi thường tiền lương, tiền bảo hiểm và trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. người sử dụng lao động còn phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo đúng quy định.

    - Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và được sự đồng ý của người lao động (bắt buộc), người sử dụng lao động sẽ bồi thường số tiền tương tự như trường hợp người lao động không đồng ý tiếp tục công việc nêu trên.

    - Đồng thời, người sử dụng lao động phải bồi thường thêm một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất bằng 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động bị vi phạm.

    - Trường hợp người sử dụng lao động vi phạm thời hạn báo trước việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường cho người lao động khoản tiền lương tương ứng với những ngày không được báo trước.

    Nếu bạn thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật bạn có thể làm đơn nhờ sự can thiệp của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp này. Khi đó, tổ chức công đoàn sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp để cùng với tổ chức đại diện của người sử dụng lao động (nếu có) để thương thảo, đối thoại, hợp tác với NSDLĐ hỗ trợ giải quyết vấn đề vì Công đoàn có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Lao động 2012. Nếu như sự tham gia của công đoàn không có hiệu quả thì bạn có thể làm đơn khởi kiện NSDLĐ ra toà án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp hoạt động để toà án bảo vệ quyền lợi cho bạn.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;