Chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp gồm những hành vi nào?

Chủ đề   RSS   
  • #614995 08/08/2024

    lamint

    Sơ sinh

    Vietnam --> Lâm Đồng
    Tham gia:05/12/2023
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp gồm những hành vi nào?

    Ngày 29/06/2024 Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thay thế Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị quyết 93/2015/QH13. Theo đó Luật Bảo hiểm xã hội 2024 xác định cụ thể hành vi và đối tượng chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

    Bảo hiểm xã hội là gì?

    Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người tham gia bảo hiểm xã hội khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khi nghỉ hưu hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội hoặc do ngân sách nhà nước bảo đảm.

    Bảo hiểm xã hội có các loại hình và chế độ như sau:

    1. Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây: Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng; Hỗ trợ chi phí mai táng; Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.

    2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Hưu trí; Tử tuất; Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

    3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Trợ cấp thai sản; Hưu trí; Tử tuất; Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

    4. Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.

    5. Bảo hiểm hưu trí bổ sung.

    Chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp gồm những hành vi nào?

    Căn cứ Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    1. Chưa đóng hoặc đóng chưa đầy đủ số tiền phải đóng theo hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đã đăng ký kể từ sau ngày cuối cùng của tháng tiếp theo đối với phương thức đóng hằng tháng, ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần hoặc 06 tháng một lần hoặc kể từ sau ngày đóng bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

    2. Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

    3. Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;

    4. Thuộc trường hợp không bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

    Chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì bị áp dụng biện pháp xử lý gì?

    Căn cứ khoản 1, 2, 3 Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người sử dụng lao động chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì bị áp dụng biện pháp xử lý sau:

    1. Bắt buộc đóng đủ số tiền chậm đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng và số ngày chậm đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

    2. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

    3. Không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

    Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.

     
    59 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận