Cha qua đời, con ruột được quyền đòi nợ thay cha không?

Chủ đề   RSS   
  • #615307 16/08/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 458 lần


    Cha qua đời, con ruột được quyền đòi nợ thay cha không?

    Trước khi qua đời, người cha có cho một người bạn vay 200 triệu đồng, bây giờ người bạn không trả tiền vì cho rằng con ruột không phải là chủ nợ. Vậy con ruột được quyền đòi nợ thay cha không?

    (1) Quy định về nghĩa vụ trả nợ

    Theo quy định tại Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015, cho vay tài sản là việc bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Như vậy, pháp luật quy định bên vay phải trả nợ cho bên cho vay khi đến hạn trả nợ, tức là vay của ai thì trả lại cho người đó, vay tài sản gì thì trả lại đúng tài sản đó theo đúng số lượng, chất lượng đã vay, nếu có thỏa thuận về lãi thì phải trả thêm lãi suất.

    Do đó, trường hợp người cha cho bạn mình vay 200 triệu đồng thì người bạn đó có trách nhiệm trả tiền đã vay cho người cha (bên cho vay) đúng với số tiền mà mình đã vay, kèm với lãi suất nếu có thỏa thuận.

    (2) Cha qua đời, con ruột được quyền đòi nợ thay cha không?

    Theo quy định tại Điều 194 Bộ Luật Dân sự 2015, chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

    Theo đó, quyền đòi nợ cũng được xem là một loại tài sản. Quyền này thuộc về người cho vay, cho phép họ yêu cầu người vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Chủ sở hữu quyền đòi nợ có các quyền về tài sản mà mình đã cho vay, trong đó có quyền để thừa kế quyền đòi nợ này cho người thừa kế của mình.

    Do đó, khi người cha tức là chủ nợ chết, con ruột là người đồng thừa kế ở hàng thứ nhất sẽ được thừa kế quyền đòi nợ và được phép yêu cầu người đã vay tiền của cha mình thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

    Nếu bên vay tiền cố tình không trả hoặc đưa ra lý do con ruột không phải là chủ nợ thì các đồng thừa kế có thể khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết và buộc bên vay tiền phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, kèm theo lãi suất (nếu có thỏa thuận) cho gia đình mình.

    (3) Quy định về lãi suất cho vay

    Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

    - Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

    - Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

    - Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

    - Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn tại thời điểm trả nợ.

    Như vậy, người cha được quyền thỏa thuận lãi suất đối với khoản tiền mà mình cho vay nhưng không được vượt quá 20%/năm. Ngoài ra, nếu có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn ( tức 10%/năm) tại thời điểm trả nợ.

     
    136 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận