Cha mẹ ủy quyền cho con vay nợ, sau khi cha mẹ chết giải quyết trách nhiệm thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #548729 09/06/2020

    anhdung.cc1

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cha mẹ ủy quyền cho con vay nợ, sau khi cha mẹ chết giải quyết trách nhiệm thế nào?

    Cha mẹ ủy quyền cho con vay nợ

    Cha mẹ ủy quyền cho con vay nợ

    Ba mẹ có làm hđ uỷ quyền cho chị A thế chấp vay tiền. Chị A căn cứ vào đó vay tiền của tôi, tài sản thế chấp là nhà đất đứng tên ba mẹ chị ấy. Hợp đồng được công chứng hợp pháp. Sau đó ba, mẹ hoặc cả 2 người mất thì quyền lợi của tôi được giải quyết thế nào? Xin luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn

     
    1804 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdung.cc1 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/06/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #565683   30/12/2020

    vankhanhnhu
    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 535 lần


    Chào bạn, về trường hợp của bạn, mình xin được tư vấn như sau:

    Tóm tắt

    Ông A và bà B ủy quyền cho C (là con gái của ông bà) thực hiện việc thế chấp, vay mượn của D một khoản tiền. Nếu ông A, bà B hoặc cả 2 người chết thì quyền lợi của D được giải quyết như thế nào?

    Những nội dung cần phân tích

    1. Bản chất của việc ủy quyền

    Trong Bộ luật dân sự 2015, Điều 562 có quy định về Hợp đồng ủy quyền như sau:

    "Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."

    Theo nội dung trên, việc bà C được bố mẹ của bà ủy quyền chỉ thể hiện ý chí của ông A, bà B trong việc nhờ bà C nhân danh mình thực hiện hiện các công việc mà đáng lẽ mình phải thực hiện. 

    Ở đây, người được ủy quyền có thể thực hiện các quyền mà người ủy quyền có, chẳng hạn, ông A, bà B cần đến cơ quan Nhà nước làm thủ tục, giấy tờ mua bán đất, nhưng vì họ đã có văn bản ủy quyền hợp pháp cho bà C nên bà C có toàn quyền thực hiện những công việc đó.

    Tuy nhiên, bản chất của ủy quyền là: Người được ủy quyền chỉ THỰC HIỆN THAY cho người có quyền. Họ sẽ không chịu trách nhiệm thay cho những trách nhiệm mà người ủy quyền phải thực hiện.

    2. Nếu người Ủy quyền chết

    Về lý thuyết, người được ủy quyền chỉ có trách nhiệm trong phạm vi được ủy quyền (Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện được quy định tại Điều 143 Bộ luật Dân sự 2015)

    Nếu người ủy quyền chết, theo Điều 422 BLDS, đây là căn cứ để hợp đồng chấm dứt, nghĩa là hợp đồng ủy quyền lúc này cũng chấm dứt. Tuy nhiên việc một cá nhân chết chưa hoàn toàn là căn cứ chấm dứt tất cả nghĩa vụ của người này, cụ thể:

    - Khoản 8 Điều 372 BLDS quy định: Nghĩa vụ chấm dứt khi "Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện"

    Khoản 1 Điều 615 BLDS quy định: "Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

    Như vậy có thể hiểu, nếu một người vẫn còn nghĩa vụ tài sản chưa giải quyết xong, khi chết đi những người kế thừa tài sản của họ sẽ phải chịu trách nhiệm thay.

    Trong trường hợp này, ông A, bà B là người đang vay tiền của bạn và bà C là con của 2 người này, nếu họ mất thì quyền lợi của bạn sẽ được giải quyết như sau:

    (i) Trường hợp 1 trong 2 người mất: (Giả sử ông A mất)

    Trước hết, khi 1 trong 2 người này mất, 1 nửa tài sản chung của 2 người sẽ thuộc về người còn sống. Phần nghĩa vụ tài sản của ông A cao nhất chỉ bằng phần di sản mà ông để lại, tức 1/2 tài sản chung của 2 người này.

    Vì bà B cũng là người đã đứng tên vay tiền, trước hết bà sẽ là người phải chịu trách nhiệm trả nợ cho bạn, nếu phần tài sản của bà B không đủ để trả nợ, phần di sản của ông A để lại sẽ tiếp tục được dùng để trả nợ cho bạn.

    Theo Điều 651 BLDS, những người thừa kế ở hàng thứ nhất (tức những người sẽ được trực tiếp nhận thừa kế từ người đã mất) bao gồm: bà B, con cái (là bà C và những người con khác nếu có)

    Tất cả phần di sản của ông A để lại dù được chia cho ai, sau khi chia xong bạn vẫn có quyền nộp đơn lên Tòa án, yêu cầu 1 trong số họ hoặc tất cả phải liên đới trả tiền cho bạn (dùng phần tiền nhận thừa kế để trả)

    (ii) Trường hợp cả 2 cùng mất 

    Lúc này cả 2 chủ thể ký hợp đồng vay với bạn đều đã mất, toàn bộ phần di sản của hai người này sẽ được dùng để chia thừa kế. Lúc này cũng áp dụng Điều 651, sau khi chia thừa kế thì những người đã nhận phần tài sản của ông A, bà B sẽ phải trả nợ cho bạn.

    *LƯU Ý QUAN TRỌNG: Dù những người con của ông A, bà B phải chịu trách nhiệm trả nợ, tuy nhiên họ chỉ trả nợ cho bạn trong phần tài sản được cha mẹ đế lại. Bạn không có quyền bắt họ phải thay cha mẹ trả nợ đến khi hết nghĩa vụ!

     
    Báo quản trị |