Cha mẹ nên lập di chúc cho con hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

Chủ đề   RSS   
  • #605201 05/09/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    Cha mẹ nên lập di chúc cho con hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

    Thông thường khi thừa kế di sản nhiều gia đình lựa chọn việc lập di chúc. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc lập di chúc nhiều thủ tục thay vì lập di chúc thừa kế quyền sử dụng đất (QSDĐ) thì cho rằng nên làm thủ tục chuyển nhượng QSDĐ cho nhanh. Vậy cha mẹ nên lập di chúc cho con hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất?
     
    cha-me-nen-lap-di-chuc-cho-con-hay-chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat
     
    1. Có nên chuyển nhượng QSDĐ cho con?
     
    Theo khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai 2013 có giải thích chuyển QSDĐ là việc chuyển giao QSDĐ từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng QSDĐ.
     
    Cha mẹ chuyển nhượng QSDĐ cho con phải thực hiện bằng hợp đồng được lập thành văn bản, việc thực hiện chuyển nhượng QSDĐ sẽ có hiệu lực nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
     
    Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự bao gồm:
     
    (1) Điều kiện hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ có hiệu lực
     
    - Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
     
    - Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
     
    - Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
     
    (2) Xác định chính xác đối tượng giao kết
     
    - Đối tượng giao kết hợp đồng chính là thửa đất các kết thỏa thuận cam kết chuyển nhượng trong hợp đồng. 
     
    - Lưu ý, cần phải ghi chính xác thửa đất lô số mấy, loại đất, địa chỉ, diện tích, cơ quan cấp, số sổ, ngày vào sổ đất.
     
    (3) Có thể lựa chọn hình thức chuyển nhượng QSDĐ
     
    - Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
     
    - Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
     
    - Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
     
    (4) Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
     
    - Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
     
    - Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
     
    Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
     
    - Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
     
    - Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
     
    - Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
     
    Lưu ý: Việc cha mẹ chuyển nhượng QSDĐ cho con theo hợp đồng giao dịch dân sự thì hiệu lực của hợp đồng sẽ có hiệu lực theo thỏa thuận mà khi có hiệu lực thì bên nhận chuyển nhượng sẽ có toàn quyền quyết định đối với thửa đất nhận chuyển nhượng.
     
    2. Lý do tại sao nên thực hiện di chúc thừa kế chuyển nhượng QSDĐ
     
    Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 có giải thích di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
     
    Di chúc là hình thức chuyển quyền thừa kế tài sản được sử dụng nhiều nhất trong đó có QSDĐ và tài sản gắn liền với đất.
     
    (1) Điều kiện đối với người lập di chúc
     
    - Người lập di chúc là người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630  Bộ luật Dân sự 2015 có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
     
    - Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
     
    (2) Hiệu lực của di chúc chuyển quyền thừa kế QSDĐ
     
    Căn cứ theo Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hiệu lực lập di chúc được xác định như sau:
     
    - Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
     
    - Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
     
    + Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.
     
    + Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
     
    Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
     
    - Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
     
    - Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
     
    - Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
     
    (3) Hình thức khi lập di chúc
     
    Theo Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 hình thức của di chúc bao gồm: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
     
    - Di chúc bằng văn bản bao gồm các loại sau:
     
    + Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
     
    + Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
     
    + Di chúc bằng văn bản có công chứng.
     
    + Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
     
    - Di chúc miệng
     
    + Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
     
    + Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
     
    Như vậy, việc lựa chọn giữa việc lập di chúc hay chuyển nhượng QSDĐ cho con là quyền của cha mẹ. Tuy nhiên, nếu chọn sang tên cho con thì QSDĐ ngay lập tức thuộc về con và người nhận chuyển nhượng có toàn quyền quyết định từ thời điểm có hiệu lực, còn di chúc cho con thì chỉ khi người lập di chúc qua đời mới có hiệu lực lực.
     
    2686 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (11/09/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận