Cha mẹ có phải trả nợ thay con không?

Chủ đề   RSS   
  • #564375 03/12/2020

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 535 lần


    Cha mẹ có phải trả nợ thay con không?

    Cha mẹ phải trả nợ thay con

    Cha mẹ trả nợ thay con - Ảnh minh họa

    Khi con cái không trả được nợ thì cha mẹ sẽ có phải trả nợ thay hay không? Nếu không thì là những trường hợp nào? Cùng phân tích các quy định pháp luật liên quan để biết trách nhiệm của cha mẹ đối với phần nợ của con cái.

    Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái trong gia đình

    Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ như sau:

    - Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

    - Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    - Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

    - Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

    Theo đó, về cơ bản cha mẹ sẽ chỉ có nghĩa vụ bắt buộc phải bảo đảm quyền, nghĩa vụ cho con chưa thành niên hoăc con đã thành niên mà không có năng lực hành vi dân sự, con đã thành niên mà không có khả năng lao động để tự nuôi mình.

    Trách nhiệm trả nợ của cha mẹ xuất hiện trong những trường hợp nào?

    Tuy pháp luật về hôn nhân và gia đình có quy định về nguyền và nghĩa vụ của cha mẹ, thực tế các quan hệ trong dân sự có phạm vi rộng hơn, trong đó bao hàm cả những quan hệ  mà cha mẹ bắt buộc phải trả nợ cho con cái

    Nghĩa vụ của cha mẹ đối với khoản nợ của con chưa thành niên:

    Nợ nần xuất phát từ những quan hệ dân sự như vay mượn, cầm cố, góp vốn làm ăn, v.v. Những quan hệ  này về bản chất được hiểu là “Giao dịch dân sự” theo Điều 116 Bộ luật dân sự 2015.

    Đối với giao dịch dân sự, Điểm a Khoản 1 Điều 117 Bộ luật này còn quy định:

    “1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập…”

    Các giao dịch dân sự liên quan đến người chưa thành niên được quy định tại Điều 21 như sau:

    - Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

    - Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

    - Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

    Nếu cha mẹ còn sống, cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con (trường hợp cha mẹ không còn sống thì người giám hộ sẽ là người đại diện của con) và sẽ phải chịu trách nhiệm với những khoản nợ của con cái.

    Nghĩa vụ của cha mẹ đối với khoản nợ của con thành niên

    Lúc này, tuy người con đã có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tuy nhiên pháp luật vẫn quy định một số trường hợp đặc biệt ràng buộc nghĩa vụ của cha mẹ đối với khoản nợ của con:

    1. Cha mẹ đứng ra bão lãnh cho con (Tiểu mục 6, Mục 3 Chương XV BLDS 2015 về các biện pháp bảo đảm)

    Lúc này quan hệ của cha mẹ đối với khoản nợ của con không liên quan đến vấn đề huyết thống mà là việc người này đứng ra bảo lãnh cho người khác thực hiện một nghĩa vụ, nếu con cái không thực hiện được nghĩa vụ thì cha mẹ phải là người chịu trách nhiệm thay

    2. Cha mẹ hưởng thừa kế phần nghĩa vụ của con:

    Điều 651 BLDS 2015 xác định cha mẹ nằm ở hàng thừa kế thứ nhất của con cái. Trường hợp con cái chết mà cha mẹ còn sống, cha mẹ sẽ được hưởng thừa kế của con mình.

    Điều 615 BLDS quy định về “Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”, trong đó:

    “1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

    Điều này có nghĩa, nếu khi còn sống con cái có nghĩa vụ tài sản mà chưa thực hiện xong, người thừa kế của con cái (là cha mẹ trong trường hợp này) sẽ phải thay con mình thực hiện.

    3. Trường hợp cha mẹ và con cái có thỏa thuận với nhau về việc trả thay

    Nếu cha mẹ đồng ý về việc thực hiện thay nghĩa vụ cho con và được người có nghĩa vụ đồng ý (Điều 370 BLDS về chuyển giao nghĩa vụ)

    Trên đây là một số trường hợp cha mẹ buộc phải trả nợ thay con cái và những trường hợp khác mà cha mẹ không có nghĩa vụ phải trả nợ. Mời bạn đọc đóng góp thêm ý kiến!

    Cập nhật bởi vankhanhnhu ngày 03/12/2020 05:34:46 CH
     
    911 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận