Cha giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi ? Cần giúp đỡ gấp !!!

Chủ đề   RSS   
  • #562867 18/11/2020

    quangvuvn

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cha giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi ? Cần giúp đỡ gấp !!!

    Xin chào quý A/C Luật Sư .

    Tôi tên là Quang Vũ năm nay 31 tuổi. Hiện tôi đang gặp vấn đề cần được quý A/C tư vấn về việc dành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Nội dụng được trình bày như sau :

    - Tôi và vợ ( chưa đăng ký kết hôn ) nhưng 2 nhà đã làm đám hỏi. Trong quá trình chung sống với nhau được gần 3 năm có con chung với nhau một bé gái được 7 tháng tuổi. Vừa qua trong quá trình chung sống chung tôi phát sinh mâu thuẫn và đã cố gắng hòa giải. Nhưng không đi được đến kết quả đồng thuận và hòa hợp giữa hai bên.

    Vợ tôi có bòng con gái bỏ đi từ ngày 05/11/2020 đến nay chưa rõ tung tích và chỗ ở .Điện thoại tắt máy , chỉ liên lạc qua Facebook lúc được lúc không. Tôi đã có liên lạc với gia đình bên ngoại để tìm kiếm và nhờ khuyên giải để vợ tội về nhà hoặc nhà ngoại rồi xem xét tình hình để giải thống nhất về việc chăm lo và nuôi dương con chung giữa 2 chúng tôi. Nhưng phía gia đình bên ngoài không rõ tin tức, hoặc biết mà không báo . Điều này tôi chưa xác định được và cũng đã có vào sài gòn nơi bên gia đình ngoại ở để tìm gặp những không được.

    Vừa qua tôi có có cố gắng liên lạc với vợ và có khuyên nhủ và hướng giải quyết về việc này . Nhưng cô ây vẫn không chịu hợp tác . Khi đi cô ấy có mang giấy khai sinh và giấy tờ nhận cha con của tôi đã làm trước đây . Trên giấy khai sinh của con gái tôi có đầy đủ tên ba mẹ và người đi đăng ký giấy khai sinh là tôi . Cháu đã được nhập khẩu và có giấy bảo hiểm xã hội nôi tôi đăng ký thường trú cấp .

    Theo tôi được biết theo quy định hiện hành thì con dưới 36 tháng tuổi được giao trực tiếp cho người mẹ nuôi dưỡng. Trừ trường hợp người cha chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện về kinh tế , chỗ ở, thời gian chăm sóc còn cũng như có liên quan đến một số vấn đề khác về pháp luật , hoặc có tiền sử về bệnh thần kinh. Để rõ hơn về hoàn cảnh của 2 vợ chồng tôi xin được trích xuất một vài thông tin bên dưới .

    - Vợ tôi trước đây đã có một cuộc hôn nhân vì một vài lý do nên đã ly hôn. Vợ tôi cũng có một con riêng với người chồng trước năm nay được 8t. Hiện đang sống với Ba mẹ của vợ tôi ở sài gòn. Tôi quen vợ qua một lần làm việc của cô ấy ở Đà nẵng. Sau khi tìm hiểu thì cô ấy về sống chúng với tôi ở đà nẵng và cũng nghĩ làm từ đó. Mọi chi phí sinh hoạt tất cả từ khi về ở chung đến lúc sinh cháu và đến bây giờ tôi là người lo liệu. Vì cô ấy vừa sinh xong nên cũng chưa dự tính làm gì thêm . Theo tôi được biết thì nhà đang ở của Ba mẹ cô ấy là nhà của người em trai . Ba mẹ cô ấy không có công việc chính . Vừa qua cô ấy dẫn con đi không rõ lý do và cũng không báo với tôi và gia đình . Cắt đứt mọi liên lạc chính .

    - Về phần tôi. Hiện đang làm việc và sinh sống tại đà nẵng. Công việc kinh doanh và buôn bán tự do . Thu nhập bình quân từ 25tr -35tr / tháng . Đã có nhà và có một ít tài sài riêng để dành . Thời gian tôi làm việc hoàn toàn ở nhà chỉ khi đi gặp khách hàng thi mới ra ngoài . Còn lại toàn bộ ở cùng vợ và con . Tôi có trình báo mất tích và tìm con gái của tôi . Vì bên công an họ không đồng ý lý do tìm vợ họ thông báo là vì tôi và cô ấy chưa đăng ký kết hôn .

    - Vậy tôi xin được tư vấn về việc dành nuôi con của mình . Mục đích là dành quyền nuôi con với cô ấy hoặc phải được tòa chấp nhận quyền thăm nuôi và chu chấp cho con chung của chúng tôi . Bởi vì hiện tại cô ấy và tôi không thỏa thuận được chuyện này. Mục đích của cô ấy là ngăn cản và gây khó dễ về chuyện thăm nuôi con. Tôi đã cố gắng khuyên nhủ và thỏa thuận . Nhưng mỗi lần đề cập là cô ấy phớt lờ . Hoặc im lặng.

    Vậy mong quý A/C luật sự tư vấn giúp tôi về vấn đề này . Nếu gửi đơn lên toàn tôi cần có những giấy tờ gì ? Chứng minh những điều kiện gì của vợ và tôi trong vấn đề này ? Gửi đơn ở Tòa án nhân dân Đà nẵng hay là ở SG . Khả năng tôi dành được quyền nuôi còn có không ?

    - Vì một vài lý do nên tôi chỉ nêu vấn đề chính cần hỏi và tránh làm bài viết dài dòng gây khó hiểu về vấn đề. Tôi xin được phép cung cấp thêm ở lần tiếp theo sau khi nhận được tư vấn của quý A/C luật sư . Hy vọng sẽ nhận được sự tư vấn từ quý A/C Luật sư .

    ==== Cám ơn quý A/C luật sự đã đọc bài viết ====

    Trân Trọng .

     
    1621 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quangvuvn vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #577431   29/11/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14891
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Cha giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi ? Cần giúp đỡ gấp !!!

    Khoản 2, 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

    "2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con"

    Như vậy, con dưới 36 tháng sẽ được giao cho mẹ nuôi dưỡng trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Anh phải chứng minh mình có các điều kiện kinh tế và tinh thần để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con.

    Trước tiên, về điều kiện kinh tế: Cha/mẹ phải chứng minh thu nhập hàng tháng, có tài sản, nơi ở ổn định… để tạo điều kiện cho con sinh hoạt, học tập, vui chơi…

    Về điều kiện tinh thần, cha/mẹ phải chứng minh được có đủ thời gian để chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con; chứng minh luôn phải đầy đủ tư cách đạo đức để nuôi dạy con.

    Bên cạnh đó, cha/mẹ cũng có thể chứng minh đối phương không đủ điều kiện để giành quyền nuôi con, như: Thường xuyên có hành vi bạo lực, Không dành thời gian chăm sóc con, Không có thu nhập ổn định…

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/11/2021)