"Cây có cội, nước có nguồn" là một câu tục ngữ quen thuộc trong văn hóa Việt Nam, nhắc nhở con người về lòng biết ơn và sự tri ân đối với cội nguồn và tổ tiên. Vậy "Cây có cội, nước có nguồn" nghĩa là gì?
Cây có cội, nước có nguồn nghĩa là gì?
Tổ tiên chúng ta từ xưa đã khéo léo sử dụng những sự vật và hiện tượng quen thuộc để tạo ra những hình tượng mang tính đại diện trong các câu thành ngữ, tục ngữ. Câu nói “Cây có cội, nước có nguồn” cũng nằm trong số đó, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, đồng thời nhắc nhở con cháu về lòng biết ơn và sự tri ân đối với cội nguồn và tổ tiên, phản ánh những giá trị văn hóa sâu sắc của dân tộc.
“Cây” và “Cội”: Cây cối là biểu tượng gần gũi với đời sống nông nghiệp của người nông dân, đồng thời, sự phát triển của cây cối cũng có thể được ví von với hành trình của con người. “Cội” tượng trưng cho gốc rễ của cây, chính là nguồn cội cho mọi sự phát triển của nó. Dù cây có thể vươn cao, trải qua nhiều biến đổi, thì “cội” vẫn là giá trị cốt lõi không thay đổi.
“Nước” và “Nguồn”: Nước không chỉ đại diện cho sự sống mà còn mang ý nghĩa mạnh mẽ, trong khi “nguồn” chỉ về nơi bắt đầu của dòng chảy. Nước có thể lưu thông rộng khắp, từ những con sông nhỏ đến đại dương bao la, nhưng nếu không có nguồn, nó sẽ không thể khởi đầu hành trình của mình.
Như vậy, chỉ có “cội” mới nuôi dưỡng “cây”, và chỉ có “nguồn” mới tạo ra “nước”. Hai cặp hình tượng này đúc kết nên một chân lý sâu sắc, nhắc nhở con người về lòng tri ân và nhớ về cội nguồn tổ tiên. Đây chính là truyền thống quý báu được gìn giữ qua nhiều thế hệ.
Theo đó, “Cây có cội, nước có nguồn” là một trong những câu tục ngữ tiêu biểu, truyền tải giá trị nhân cách của con người qua nhiều thế hệ với thông điệp về lòng biết ơn và sự trân trọng mối quan hệ giữa người với người. Câu tục ngữ này thể hiện lòng tri ân đối với đấng sinh thành và biết ơn những người đi trước, cũng như những anh hùng đã hy sinh để mang lại cuộc sống no ấm cho hôm nay.
Đồng thời, "Cây có cội, nước có nguồn" trở thành một bài học về đạo lý, khuyến khích mọi người trân trọng và gìn giữ những giá trị văn hóa, tinh thần trong cuộc sống hàng ngày của con người người Việt Nam.
Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là bao nhiêu?
Như đã nói ở trên câu tục ngữ “Cây có cội, nước có nguồn” thể hiện lòng tri ân đối với đấng sinh thành và biết ơn những người đi trước, cũng như những anh hùng đã hy sinh để mang lại cuộc sống no ấm cho hôm nay. Vậy, theo quy định mức chuẩn trợ cấp ưu đã người có công với cách mạng là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 75/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 55/2023/NĐ-CP và được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 77/2024/NĐ-CP quy định về mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng như sau:
Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi
1. Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 2.789.000 đồng (sau đây gọi tắt là mức chuẩn)”.
2. Mức chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng. Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh và làm tròn đến hàng nghìn đồng.
Theo đó, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định mới là 2.789.000 đồng.
Lưu ý:
Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng nêu trên được làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.
Các mức quy định theo mức chuẩn được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh và làm tròn đến hàng nghìn đồng.
Tóm lại, câu tục ngữ “Cây có cội, nước có nguồn” không chỉ phản ánh sự gắn bó sâu sắc giữa con người với thiên nhiên, mà còn khẳng định giá trị văn hóa và truyền thống tri ân của dân tộc. Qua đó, nó nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của cội nguồn và lòng biết ơn đối với những người đã tạo dựng nên nền tảng cho cuộc sống hiện tại, từ đó khuyến khích mỗi người gìn giữ và phát huy những giá trị quý báu trong cuộc sống hàng ngày.